- Kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng thường xanh trên đất nội địa đới ngập mặn (K5).
5 Dạng cảnh quan
2.2.2.1. Đặc điểm cảnh quan
Lãnh thổ huyện Đông Triều nằm trọn vẹn ở sườn nam của cánh cung Đông Triều, kéo dài theo hướng đông - tây (vĩ tuyến) với đỉnh cao nhất Yên Tử (Uông Bí) cao 1068m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ bắc xuống nam, phân hóa đa dạng từ núi trung bình, núi thấp, đồi và đồng bằng.
1. Lớp cảnh quan núi: Xét trong lớp phân vị cảnh quan núi, lãnh thổ Đông Triều được tân kiến tạo nâng lên ở mức cao trung bình 400-600m, với đỉnh cao nhất trên 800m. Cấu trúc sơn văn chủ đạo là dãy núi kéo dài theo hướng tây - đông, có xu hướng ngả theo chiều tây bắc - đông nam, thuộc cánh cung Đông Triều, tạo phân thủy chính của lưu vực sông Đá Bạch (sông Kinh Thầy), với đỉnh lượn sóng, sườn dốc trên 300, phần thấp hơn có các bề mặt san bằng ở các độ cao 400-600m và 200- 300m. Lớp cảnh quan này được hình thành từ các đá cát bột kết chứa than của hệ tầng Hòn Gai và các đá phun trào của hệ tầng Bình Liêu với thành phần chính là cát, sạn kết và cát kết tuf. Cán cân nhiệt - ẩm trong lớp cảnh quan núi phụ thuộc chặt chẽ vào tương tác giữa chế độ hoàn lưu khí hậu với cấu trúc địa hình. Độ cao và hướng sườn của cánh cung Đông Triều đã tạo ra tác dụng chắn gió mùa nhiệt đới, đặc biệt là gió mùa đông bắc biến tính cuối mùa đông và gió mùa đông nam vào mùa hạ từ biển thổi vào, gây sương mù và độ ẩm cao, làm giảm nóng bức vào mùa hạ. Hệ thống thủy văn chạy theo phương á vỹ tuyến, cắt vuông góc với đường phương đá gốc, tạo thành các thung lung có trắc diện dọc và ngang đều dốc, sông ngắn, bồi tụ ít, diện tích lưu vực nhỏ. Một số thung lũng mở rộng, cửa hẹp được tận dụng để xây dựng hồ, đập thủy lợi từ những năm 1960, trong đó có những hồ, đập lớn như đập Bến Châu, Khe Chè, Yên Dưỡng,… Gần đây, chất lượng nước hồ và dung tích hồ chứa đang bị suy giảm do chất ô nhiễm và xói mòn đất trên lưu vực đưa xuống. Do hoạt động của con người, đặc biệt là chặt phá rừng lấy đất canh tác, khai thác gỗ chống lò và khai thác khoáng sản, thảm thực vật của lớp cảnh quan núi chủ yếu là quần hệ cây bụi thứ sinh, quần hệ rừng trồng kết hợp tái sinh, quần hệ rừng trồng (thông, keo, bạch đàn) và quần hệ cây trồng lâu năm (nhãn, vải, na).
41
42
43
- Phụ lớp cảnh quan núi trung bình (L1) (>700m; 1.627,9 ha): phân bố ở phía bắc của khu vực, trên đỉnh phân thủy của dãy Đông Triều, có độ cao trên 700m, thuộc khu vực các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương. Khí hậu á nhiệt đới ẩm gió mùa đai núi trung bình, lượng mưa trung bình >1500mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 17-200
C, thích hợp cho sự phát triển của các loài cây lá rộng, đan xen với cây lá kim, tạo kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng lá kim. Tuy nhiên, thảm thực vật bị khai thác trong thời gian dài, chỉ còn lại thảm cây bụi và cây gỗ thứ sinh, xen lẫn các trảng cỏ cao. Đất mùn feralit hình thành ở phụ lớp này đặc trưng bởi sự suy giảm của quá trình feralit, tăng cường tích lũy mùn. Trong điểu kiện độ dốc >250, thảm thực vật bị suy thoái, quá trình trượt đất, lở đất, xói mòn đất diễn ra chủ yếu, hạn chế xâm thực ngang và tích tụ deluvi. Phụ lớp cảnh quan này bao gồm 1 phụ kiểu cảnh quan (phụ kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới đai núi trung bình mát, rất ẩm), 03 loại cảnh quan và 03 dạng cảnh quan.
- Phụ lớp cảnh quan núi thấp (L2) (<700m; 10.684,7 ha): Phụ lớp cảnh quan núi thấp chiếm diện tích 10.684,7 ha, đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm >200C, lượng mưa >1500mm/năm. Thổ nhưỡng là đất feralit núi thấp điển hình trên các đá cát, bột kết và cát kết tuf, có lớp vỏ thổ nhưỡng dày hơn phụ lớp núi trung bình, ít đá lẫn, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Quá trình địa mạo ổn định, đặc trưng bởi quá trình bóc mòn xâm thực xảy ra trên các sườn dốc. Thảm thực vật tự nhiên rừng kín thường xanh cây lá rộng đã bị phá hủy, thay thế bằng thảm thực vật thứ sinh nhân tác chủ yếu là cây bụi, và rừng trồng (thông, keo, bạch đàn. Hoạt động của con người thể hiện rõ nét ở việc khai thác rừng tự nhiên và trồng rừng tái sinh, rừng sản xuất. Ngoài ra, hoạt động khai thác khoáng sản than cũng diễn ra ở phụ lớp cảnh quan này, làm phá hủy địa hình và lớp phủ thực vật, xói mòn đất, ô nhiễm môi trường nước và không khí… Phụ lớp cảnh quan núi thấp bao gồm 01 phụ kiểu cảnh quan (phụ kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng thường xanh xen cây rụng lá hơi mát, ẩm), 05 loại cảnh quan và 12
dạng cảnh quan.
- Phụ lớp cảnh quan đồi và thung lũng (L3): chuyển tiếp từ lớp cảnh quan núi xuống lớp cảnh quan đồng bằng, có diện tích 8.996,4 ha, độ cao nhỏ hơn 100 m, kéo dài theo hướng vĩ tuyến, độ dốc trung bình khoảng 8-150. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm 23,40C, lượng mưa khoảng 1500 mm. Có hai loại thung lũng trong phụ lớp: thung lũng xâm thực có phương á vỹ tuyến, cắt vuông góc với phương cấu trúc địa hình; và thung lũng kiến tạo - cấu trúc bóc mòn chạy song song với cấu trúc địa chất, có đáy thung lũng rộng, bằng phẳng, thích hợp cho quần cư và sản xuất nông nghiệp. Quá trình địa mạo đặc trưng cho phụ lớp là quá trình xói mòn - rửa trôi, xâm thực - tích tụ (địa hình đồi), và tích tụ - xâm thực
44
(tại các thung lũng). Hệ thống thủy văn đặc trưng bởi sông Cầm chạy dọc thung lũng An Sinh - Bình Khê - Tràng Lương, và hệ thống các hồ chứa thủy lợi như như các hồ Yên Dưỡng, Cầu Cuốn, Khe Ươn,... Nước ngầm khá dồi dào, tại ven các chân đồi chỉ cần đào xuống 10-15m đã có thể có nước cho sinh hoạt. Chất lượng và trữ lượng nước ngầm suy giảm mạnh tại các khu vực chịu ảnh hưởng của khai thác than. Thổ nhưỡng đa dạng với các loại đất Fp, Fl, E, D và Tc. Đất có tầng dày lớn nhưng chua, nghèo mùn, hàm lượng dinh dưỡng thấp. Thảm thực vật tự nhiên phá hủy từ lâu, được thay thế bằng rừng trồng, các đồi vải, na và diện tích hạn chế lúa tại thung lũng Tràng Lương. Dân cư tập trung tại các thung lũng và các chân đồi với các hoạt động chính là canh tác nông nghiệp, trồng rừng và trồng cây ăn quả tại các chân đồi. Khai thác than diễn ra tại các khu vực đồi thấp tại thị trấn Mạo Khê, và các xã Yên Thọ, Hoàng Quế, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây. Phụ lớp cảnh quan này có 01 phụ kiểu cảnh quan (phụ kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng thường xanh xen cây rụng lá hơi nóng, ẩm, mùa khô trung bình), 12 loại cảnh quan và 18 dạng cảnh quan.
2. Lớp cảnh quan đồng bằng: nằm ở phía nam của huyện Đông Triều, có tổng diện tích 18.329,6 ha. Độ cao địa hình <25m, thấp dần từ bắc xuống nam: từ địa hình gò thoải trên thềm biển cổ cao, xuống các địa hình thấp trũng ven sông Đá Vách và sông Kinh Thầy. Nền địa chất là các trầm tích Đệ tứ: trầm tích sông lũ Pleitocen apQ123hn trầm tích sông Pleitocen muộnaQ13vp, trầm tích hỗn hợp sông biển HolocenamQ122hh. Khí hậu khá nóng, không có sự khác biệt nhiều với phụ lớp cảnh quan đồi, nhiệt độ trung bình khoảng năm 23,40C, lượng mưa khoảng 1500mm/năm. Hệ thống thủy văn khá dày với các con sông lớn là sông Cầm, sông Kinh Thầy, sông Đồng Mai, sông Hang Ma và các sông nhánh. Ngoài ra còn có hệ thống các hồ, đầm, ao nước ngọt cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Thổ nhưỡng theo phát sinh có đất phù sa cổ và đất phù sa sông. Tuy nhiên, do hoạt động đắp đê, trồng lúa và tác động yếu của biển mà thổ nhưỡng ở phụ lớp cảnh quan này có sự phân hóa đa dạng, bao gồm các loại đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), đất đỏ vàng biển đổi do trồng lúa nước (Fl), phù sa glây (Pg), đất xám glây (Xg), đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf), đất phù sa không được bồi chua (Pc), đất phèn hoạt động sâu mặn (Sj2M). Phụ lớp này tập trung hầu hết dân cư và các hoạt động sản xuất của huyện Đông Triều, nổi bật là canh tác nông nghiệp và thương mại dịch vụ, công nghiệp. Đây cũng là lớp cảnh quan bị tác động sâu sắc nhất, biến đổi mạnh nhất và có độ đa dạng cảnh quan cao nhất (31 dạng cảnh quan).
- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng cao (L4): nằm tiếp giáp với phụ lớp cảnh quan đồi và thung lung, với tổng diện tích 10.847,8 ha. Địa hình khá bằng phẳng, bị
45
phân cắt tạo các gò thoải, độ cao trung bình trên 3m đến 25m, độ dốc trung bình từ 3-80. Nền địa chất là các trầm tích Pleitocen (apQ12-3hn và aQ31vp), tạo nên loại đất phù sa cổ với độ dày tầng đất >100m, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, nghèo mùn, hàm lượng dinh dưỡng thấp (nghèo kali, đạm, lân). Do các hoạt động sản xuất và canh tác, thổ nhưỡng trở nên đa dạng với các loại đất Fl, Xg, Pl, Pc, Pf và Tc. Các loại đất này đều chua, nghèo dinh dưỡng, chỉ thích hợp cho trồng rừng, cây ăn quả, rau màu và quần cư. Phụ lớp cảnh quan này có nhiệt độ nóng nhất trong cả huyện, trung bình năm khoảng 23,40C, lượng mưa thuộc loại thấp nhất, khoảng 1500mm/năm. Hệ thống thủy văn ngắn lưu lượng thấp, có nhiều ao, hồ nhỏ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, thủy văn ngầm có trữ lượng không lớn, chất lượng nước còn tốt, nhưng chỉ đáp ứng 1/2-1/3 nhu cầu của khu vực. Đây là nơi tập trung dân số và các hoạt động kinh tế chính của huyện Đông Triều. Con người đã tác động mạnh đến phụ lớp cảnh quan này thông qua việc xây dựng đường xá, các khu dân cư đô thị và nông thôn, trồng rừng, trồng cây ăn quả, lúa và rau màu, sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, công nghiệp. Phụ lớp cảnh quan này có 01 phụ kiểu cảnh quan (phụ kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng thường xanh xen cây rụng lá hơi nóng, ẩm, mùa khô dài), 12 loại cảnh quan và 22 dạng cảnh quan.
- Phụ lớp cảnh quan đồng bằng thấp (L5): nằm ven các sông lớn ở phía nam của huyện, có độ cao trung bình <3m, tổng diện tích 7.481,8 ha. Địa chất chủ yếu là trầm tích holocen amQ21-2hh có thành phần cát, bột sét, xám vàng, khu vực ven sông Kinh Thầy có thể tìm thấy xác sú, vẹt chưa phân hủy hoàn toàn khi đào xuống sâu 0,5-1m. Thổ nhưỡng với các loại đất Sj2M, Pg, Pf, và Tc có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến sét, đất chua, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng, được sử dụng cho trồng lúa 2 vụ cho năng suất 40-45tạ/ha/năm, trồng rau mùa và quần cư. Hệ thống thủy văn với các lớn như sông Kinh Thầy, sông Đồng Mai và cửa các sông Hang Ma, sông cầu Vàng, sông Cầm. Khu vực thấp trũng thuộc các xã từ Hồng Thái Đông đến Yên Đức, Yên Thọ, Mạo Khê vẫn chịu ảnh hưởng của biển, đất, nước bị nhiễm mặn (độ mặn trung bình 1,4-1,5o/oo), nhiễm phèn. Người dân sử dụng nước ngầm cho tắm giặt, không được sử dụng cho ăn uống. Phụ lớp cảnh quan này có 01 phụ kiểu cảnh quan (phụ kiểu cảnh quan rừng kín cây lá rộng thường xanh trên đất nội địa đới ngập mặn), 05 loại cảnh quan và 09 dạng cảnh quan.