4- Bước 4: i) Đánh giá tổng hợp cảnh quan cho mục đích phát triển nông, lâm nghiệp; ii) Phân tích định hướng phát triển kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu đến
2.1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo
2.1.2.1. Địa chất
Địa chất khu vực nghiên cứu bao gồm 5 thành hệ địa chất, với các các loại đá chính là các đá cát bột kết chứa than, các đá phun trào, các thành tạo carbonat và các thành tạo địa Tứ có tuổi từ Ordovic đến đệ Tứ (Hình 2.2).
- Đá cổ nhất trong lưu vực thuộc hệ tầng Tấn Mài tuổi Ordovic thượng - Silur (O3 - S tm), phân bố thành một dải hẹp kéo dài theo phương vĩ tuyến thuộc khu vực núi Hòn Dinh, tây bắc khu vực xã An Sinh. Thành phần chủ yếu gồm các thành tạo hạt thô như cát kết thạch anh, cát kết tuf, đá phiến thạch anh - sericit, sạn kết tuf; chiếm tỷ lệ nhỏ hơn là bột kết.
18
19
- Hệ tầng Bình Liêu (T2a bl) gồm các trầm tích - nguồn gốc núi lửa kéo dài theo phương á vĩ tuyến từ khu vực núi thấp xã An Sinh - Bình Khê - Tràng Lương: i) Phân hệ tầng dưới (T2abl1): phân bố ở khu vực núi thấp của xã An Sinh, gồm các đá cát kết, cuội kết, cát kết tuf, phun trào ryolit porphyr, đacit porphyr xen các thấu kính hay lớp mỏng cuội kết tuf, cát kết tuf; ii) Phân hệ tầng trên (T2abl2) kéo dài theo dải từ tây sang đông của huyện Đông Triều từ núi Trại Dốc - núi Đá Trắng, thuộc khu vực các xã An Sinh - Bình Khê - Tràng Lương, gồm bột kết, đá phiến sét xám tím xen ít cát kết, cát kết tuf. Các đá của hệ tầng bị phong hoá cho nhiều sét, địa hình thoải hơn và dễ bị phân cắt xâm thực hơn địa hình cấu tạo bởi các đá cát sạn kết.
- Hệ tầng Nà Khuất(T2 nk) có tuổi Triat giữa bao gồm các thành tạo lục nguyên như cát kết, bột kết, đá phiến sét màu xám đen, cát kết thạch anh, thấu kính sét vôi, cát kết ít khoáng có kết hạch carbonat, phân bố hạn chế theo dải hẹp ở phía bắc xã An Sinh, tiếp giáp các đá cổ Ordovic - Sulua của hệ tầng Tấn Mài.
- Hệ tầng Hòn Gai (T3n - r hg) được chia thành hai phân hệ tầng: i) Phân hệ tầng dưới (T3n - r hg1) với nhiều vỉa than có giá trị công nghiệp, có cấu tạo phân nhịp, mỗi nhịp gồm cuội kết, cát kết, bột kết chuyển lên sét than, than đá; ii) Phân hệ tầng trên (T3n - r hg2) gồm chủ yếu là các thành tạo hạt thô như cuội kết thạch anh xen các lớp mỏng cát kết thạch anh và bột kết, sét than.
- Đá vôi (C-P bs) có tuổi Carbon - Permi gồm các thành tạo carbonat tinh khiết cao, cấu tạo dạng khối hoặc phân lớp trung bình đến dày hoặc dạng không xen đá vôi trứng cá, đá vôi sét và thấu kính đá vôi silic, tạo nên các khối núi đá vôi với sườn vách dốc đứng điển hình. Đá có màu xám tro, xám sáng, lộ thành những chỏm núi phân bố rải rác ở xã Yên Đức và Hoàng Quế, ven sông Kinh Thầy.
- Trầm tích Đệ Tứ (Q) bao gồm:
+ Trầm tích sông lũ, tuổi Pleistocen trung - thượng, hệ tầng Hà Nội (apQ123hn)
có thành phần chủ yếu là cuội, sỏi, dăm, sạn thạch anh (dày 2 - 20m), phân bố trên thềm sông bậc II cao 20 - 30m. Ở khu vực nghiên cứu, trầm tích này được quan sát thấy nằm kẹp giữa hệ tầng Bình Liêu, hệ tầng Hòn Gai và hệ tầng Vĩnh Phúc.
+ Trầm tích sông, tuổi Pleistocen muộn, hệ tầng Vĩnh Phúc aQ vp
3
1 thành tạo nên địa hình đồng bằng gò thoải nguồn gốc sông phân bố tại khu vực phía nam các xã của khu vực nghiên cứu (Mạo Khê, Yên Thọ, Hoàng Quế,…). Thành phần cấu tạo gồm cát, ít sạn sỏi, bột, sét, màu sắc loang lổ (dày 5 - 20m).
20
21
+ Trầm tích hỗn hợp sông biển, tuổi Holocen sớm giữa, hệ tầng Hải Hưng hh
amQ122 thành tạo nên địa hình đồng bằng có nguồn gốc tích tụ sông biển phân bố tại phía nam khu vực nghiên cứu, ven sông Đá Bạc. Thành phần cấu tạo gồm cát, bột, sét xám vàng (dày 2 - 10m).
2.1.2.2. Địa mạo
*Địa hình núi: Chủ yếu là là các dải núi thấp nối tiếp tạo nên cánh cung Đông
Triều. Theo đặc trưng hình thái, trắc lượng hình thái và nguồn gốc thành tạo, có thể phân chia thành các nhóm kiểu địa hình sau:
- I.1. Núi trung bình bóc mòn - cấu trúc (cao trên 700m) tạo phân thủy chính của các lưu vực sông Kinh Thầy, Đá Bạch (Đông Triều - Uông Bí) với đỉnh lượn sóng, sườn dốc trên 30o
, kéo dài phương vĩ tuyến. Kiểu địa hình núi trung bình này hình thành trên các đá trầm tích hạt thô hệ tầng Hòn Gai (T3n-r hg), phân bố rất hạn chế ở phía bắc trên đỉnh phân thủy của cánh cung Đông Triều, tạo ranh giới tự nhiên giữa huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.
- I.2. Núi thấp bóc mòn dạng bậc thang trên sườn núi trung bình có dạng lượn sóng thoải, sườn dốc 20-300, hình thànhtrên các thành tạo lục nguyên tuổi Mesozoi, bị phân cắt bởi các khe suối theo phương á kinh tuyến. Dạng địa hình này được tạo thành chủ yếu bởi các đá cát, bột kết, xen các vỉa than có giá trị công nghiệp.
- I.3. Núi thấp trên các đá trầm tích xen phun trào của hệ tầng Bình Liêu: có độ cao trung bình 300-400m, chuyển tiếp xuống địa hình đồi, kéo dài theo phương vỹ tuyển, thuộc địa phận các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương. Độ dốc trung bình 20- 250, bị phân cắt bởi các thung lung sông theo phương á vỹ tuyển, tạo nên các khối núi đẳng thước, cấu tạo chủ yếu bởi các đá trầm tích xen phun trào của hệ tầng Bình Liêu.
- I.4. Núi thấp trên các trầm tích lục nguyên chứa than: phân bố theo hướng vỹ tuyến, ở trung tâm phía đông của huyện Đông Triều, kéo dài từ Mạo Khê đến Hồng Thái Đông và sang cả thị xã Uông Bí. Cấu tạo chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên chứa than hệ tầng Hòn Gai, với độ cao trung bình trên 300m, sườn vách dốc đứng, độ dốc trên 250, phát triển hiện tượng đá lở. Quá trình xói mòn - rửa trôi chiếm ưu thế.
- I.5. Núi karst sót trên đồng bằng trũng thấp: chỉ chiếm diện tích nhỏ hẹp, nổi cao trên đồng bằng trũng thấp tại khu vực ven sông Kinh Thầy, thuộc địa phận xã Yên Đức và Hoàng Quế. Cấu tạo nên các khối núi karst sót ở đây là đá vôi tinh khiết thuộc hệ tầng Bắc Sơn.
22
23
* Phức hệ địa hình đồi:
- II.1. Địa hình đồi dọc thung lũng kiến tạo: Dải đồi kéo dài liên tục ở phía bắc thung lũng kiến tạo giữa núi kéo dài từ xã An Sinh (Đông Triều) sang Nam Mẫu - Uông Thượng (Uông Bí). Thực chất đây là một bề mặt pedimen thung lũng, bị các khe suối phân cắt, tạo nên các chỏm đồi thoải với độ cao tuyệt đối từ 100 - 150m. Cấu tạo các đồi này là các đá trầm tích lục nguyên xen phun trào hệ tầng Bình Liêu, bị phong hoá mạnh cho tầng phong hoá ferrosialit màu vàng nâu. Dải đồi hiện đang được nhân dân khai thác để trồng cây ăn quả. Hoạt động của các khe rãnh xói đang gây xói mòn làm suy thoái tài nguyên đất ở đây.
- II.2. Địa hình đồi rìa đồng bằng: được hình thành theo phương thức kết hợp giữa bóc mòn và mài mòn, phân bố ở phía nam dải núi Đá Trắng - núi Bình Hương, có phương kéo dài á vĩ tuyến, cấu tạo bởi các đá trầm tích chứa than hệ tầng Hòn Gai.
* Phức hệ địa hình thung lũng:
- III.1. Thung lũng kiến tạo - cấu trúc bóc mòn với địa hình tích tụ - xâm thực:
Kiểu thung lũng này phân bố dọc đứt gãy kiến tạo phương á vĩ tuyến, tạo nên dải trũng kéo dài từ An Sinh sang xã Tràng Lương, có đáy thung lũng mở rộng. Trên dải trũng này, hoạt động dòng chảy đã để lại một số bậc thềm, là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- III.2. Thung lũng xâm thực - kiến tạo với địa hình xâm thực - tích tụ: Đây là các thung lũng ngang so với phương cấu trúc chung của địa chất và địa hình, phát triển theo phương á kinh tuyến, có trắc diện dọc và ngang đều dốc.
* Địa hình đồng bằng: Địa hình đồng bằng tập trung ở phía nam, tây nam của vùng nghiên cứu. Bề mặt đồng bằng khá bằng phẳng và nghiêng dần về phía biển độ cao dao động trong khoảng 2 - 10m. Cấu tạo nên đồng bằng chủ yếu là sét, cát, bùn có nguồn gốc hỗn hợp sông, biển và vũng vịnh. Do nằm sát vùng cửa sông lớn nên đồng bằng bị chia cắt bởi hàng loạt các sông, suối và các lạch triều, gồm các kiểu chính sau:
- IV.1. Đồng bằng dạng gò thoải trên thềm biển tuổi Pleistocen.
- IV.2. Đồng bằng mài mòn tích tụ biển cổ bị phân cắt tạo gò thoải.
- IV.3. Đồng bằng bằng phẳng cao 3-8m cấu tạo bởi trầm tích sông - biển Holocen.
24
- IV.5. Đồng bằng tích tụ sông - biển hơi trũng cấu tạo bởi trầm tích Holocen muộn (1-3m).
- IV.6. Đồng bằng tích tụ biển - sông trũng thấp.