Quan điểm và tiêu chí định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp huyện Đông Triều

Một phần của tài liệu Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 98)

- Cấp IV: Tính đa dạng rất thấp (0 điểm), thuộc về các cảnh quan mà thành phần thực vật không có loài đặc hữu và quý hiếm.

1 Vị trí phòng hộ Đầu nguồn Sườn núi thấp, đồi cao

3.2.1. Quan điểm và tiêu chí định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp huyện Đông Triều

BỀN VỮNG NÔNG LÂM NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG TRIỀU

3.2.1. Quan điểm và tiêu chí định hướng sử dụng hợp lý cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp huyện Đông Triều triển bền vững nông lâm nghiệp huyện Đông Triều

Khu vực huyện Đông Triều gồm 6 tiểu vùng cảnh quan được phân bố từ vùng núi thấp phía bắc và phía đông nam cho đến vùng đồng bằng thấp trũng phía nam. Mỗi tiểu vùng lại được xem như một không gian trọn vẹn với các dạng cảnh quan phát triển trên địa hình, loại đất và hiện trạng khai thác sử dụng khác nhau. Do đó, việc tổ chức

90

không gian phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững khu vực nghiên cứu cần đảm bảo các tiêu chí sau:

1. Phù hợp với hiện trạng và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên trên mỗi đơn vị lãnh thổ đặc thù (cảnh quan), không làm suy thoái tài nguyên, mất cân bằng sinh thái, cân đối với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ.

2. Coi trọng việc bảo vệ, giữ gìn và phát triển rừng phòng hộ cho mục đích chống thiên tai, xói mòn và rửa trôi.

3. Phát triển trồng rừng sản xuất nhằm mục đích phát triển lâm nghiệp, tăng thu nhập cho người dân địa phương đồng thời chống xói mòn rửa trôi.

4. Phát triển nông, lâm nghiệp, sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao, thân thiện với môi trường.

Cụ thể như sau:

- Nhằm đảm bảo vấn đề lương thực, tất cả các dạng cảnh quan đang trồng cây lương thực và hoa màu ngắn ngày cho năng suất cao mức độ thích nghi tốt cần được giữ nguyên và cải tạo thêm nhằm tăng năng suất cây trồng. Ngược lại, những dạng cảnh quan có mức độ thích nghi hạn chế, năng suất, hiệu quả kinh tế kém được ưu tiên chuyển đổi.

- Đối với cây ăn quả, cần duy trì các cảnh quan có mức độ thích nghi và hiệu quả kinh tế cao; thu hẹp và chuyển đổi các cảnh quan không phù hợp, hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng đến môi trường và hồ chứa.

- Đối với các dạng cảnh quan đặc biệt ưu tiên và ưu tiên cho phòng hộ ở các vị trí đầu nguồn xung yếu, cần khoanh nuôi tự phục hồi hoặc trồng rừng để phục hồi thảm thực vật.

- Đối với các dạng cảnh quan rất thích hợp và thích hợp cho việc bảo tồn cần bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi các dạng cảnh quan rừng tự nhiên thứ sinh.

- Dạng cảnh quan đất trống chưa sử dụng, trảng cỏ cây bụi tại các vị trí còn lại cần khai thác mở rộng rừng trồng sản xuất để phát triển lâm nghiệp, ưu tiên trồng keo nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và sinh thái cao hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 98)