Ảnh hưởng môi trường từ hoạt động lâm nghiệp huyện Đông Triều

Một phần của tài liệu Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 95)

- Cấp IV: Tính đa dạng rất thấp (0 điểm), thuộc về các cảnh quan mà thành phần thực vật không có loài đặc hữu và quý hiếm.

1 Vị trí phòng hộ Đầu nguồn Sườn núi thấp, đồi cao

3.1.3.1. Ảnh hưởng môi trường từ hoạt động lâm nghiệp huyện Đông Triều

Lâm nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu kinh tế của huyện Đông Triều, diện tích đất lâm nghiệp tăng từ 15.741 ha (2006) lên 17.551 ha (2009) do trồng và tái sinh rừng. Chú trọng lâm nghiệp, mở rộng diện tích rừng phòng hộ và áp dụng các kỹ thuật khai thác rừng sản suất, góp phần cải thiện chất lượng môi trường khu vực, hạn chế ảnh hưởng của hoạt động phá rừng và khai thác khoáng sản. Lâm nghiệp tác động đến môi trường khu vực ở những khía cạnh sau:

- Trồng và tái sinh rừng giúp hạn chế xói mòn đất, giảm bồi lấp các hồ chứa nước của huyện Đông Triều. Đông Triều là huyện tập trung nhiều hồ chứa nhất của tỉnh Quảng Ninh với 10 hồ/đập được xây dựng từ những năm 1960-1970, tổng dung tích 24.304.103 m3 (bảng 3.16), phân bố tại các xã An Sinh, Bình Khê và 5 xã Đông Nam huyện Đông Triều là Yên Thọ, Yên Đức, Hoàng Quế, Hồng Thái Đông và Hồng Thái Tây. Các hồ này đóng vai trò là nguồn cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp của toàn huyện, trước kia cả cho sinh hoạt của cộng đồng dân cư phía nam do nguồn nước từ sông Kinh Thầy bị nhiễm mặn.

Bảng 3.18: Thống kê diện tích và dung tích các hồ chứa nước huyện Đông Triều 1998

STT Tên hồ Độ sâu (m) Dung tích

(W x 10m3) 1 Sống Rắn 2,0 175 2 Đập Làng 1,4 133 3 Trại Lốc 10,0 4.800 4 Bến Châu 10,5 8.300 5 Khe Chè 8,4 8.600 6 Nội Hoàng 6,3 700 7 Khe Ươn 1 2,6 550 8 Khe Ươn 2 2,1 880 9 Tân Yên 0,9 52 10 Yên Dưỡng 1,4 114

(Nguồn: Quy hoạch cấp nước các lưu vực sông tỉnh Quảng Ninh)

Do ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng lấy gỗ chống lò, nhu cầu dân sinh, đặc biệt là mở rộng khai trường khai thác than trong thời gian dài, diện tích và chất lượng rừng liên tục suy giảm. Diện tích rừng tự nhiên giàu không còn, chỉ có rừng tự nhiên thứ sinh nghèo với diện tích 7.600ha (chiếm 51,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp), còn lại là rừng trồng. Lớp phủ rừng bị suy thoái trên đất dốc đã thúc đẩy xói

87

mòn đất, ảnh hưởng đến dung tích hồ chứa, tuy vậy đến nay vẫn chưa có số liệu cụ thể về bồi tích và sụt giảm dung tích chứa nước của hồ. Từ những năm 1990, diện tích cây ăn quả ven các đồi thấp được mở rộng, đặc biệt khai thác than mạnh mẽ từ những năm 2000 đến nay đã thúc đẩy quá trình bồi lấp hồ mạnh hơn. Phá rừng trồng cây vải, chuẩn bị đất trồng vải, yêu cầu sinh thái, kỹ thuật chăm sóc của cây vải đã tạo “thời gian trống” cho xói mòn đất do mưa. Khai thác than lộ thiên không chỉ phá hủy hoàn toàn thảm thực vật, mà còn tạo ra nhiều chất thải ven hồ, gây bồi lấp nhanh chóng các hồ chứa, đặc biệt là các hồ Cầu Cuốn, Nội Hoàng, Tân Yên, Khe Ươn 1 và 2.

Ảnh 3.1: Trồng cây ăn quả ven đồi thấp ven hồ

Ảnh 3.2: Khai thác than bồi lấp hồ Cầu Cuốn

Bảng 3.19: Thống kê xói mòn đất tiềm năng và thực tế tại một số các lưu vực hồ huyện Đông Triều 2000 - 2007 STT Lưu vực hồ Diện tích lưu vực Xói mòn tiềm năng (tấn/ha/năm) Xói mòn thực tế năm 2000 (tấn/ha/năm) Xói mòn thực tế năm 2007 (tấn/ha/năm) 1 Cầu Cuốn 200 602 543 356 2 Nội Hoàng 800 704 501 294 3 Tân Yên 600 614 340 94 4 Rộc Chày 250 27 8 1 5 Khe Ươn 1 350 313 20 158 6 Khe Ươn 2 215 397 97 226 7 Yên Dưỡng 600 643 347 183 8 Cổ Lễ 300 53 34 2

(Nguồn: Đặng Hải Linh (2008))

Kết quả tính toán xói mòn đất theo mô hình USLE (Đặng Hải Linh, 2008) cho thấy mức độ xói mòn tiềm năng tại tất cả các lưu vực hồ rất cao. Tuy nhiên, tại các lưu vực hồ có thảm thực vật được duy trì tốt (Rộc Chày, Tân Yên, Yên Dưỡng), lượng xói mòn thực tế giảm rất nhanh (bảng 3.17). Bên cạnh đó, từ năm 2000-2007, diện tích đất

88

trống giảm nhanh chóng, diện tích đất có rừng tăng nhanh nên xói mòn thực tế năm 2007 giảm mạnh so với xói mòn thực tế năm 2000 (bảng 3.14 và hình 3.16).

Hình 3.15: Mối quan hệ giữa xói mòn đất và hiện trạng sử dụng đất tại lưu vực các hồ đông nam huyện Đông Triều (Đặng Hải Linh, 2008)

Do hoạt động nông nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện Đông Triều, canh tác nông nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước tưới lấy từ các hồ chứa vì nguồn nước tưới từ sông Kinh Thầy bị nhiễm mặn, không phù hợp cho cây trồng. Do đó, cần tăng cường trồng và bảo vệ rừng, thu hẹp dần khai trường và hoàn nguyên sau khai thác, hạn chế phá rừng trồng cây ăn quả để giảm xói mòn đất. Mục đích cuối cùng không chỉ giảm bồi lấp lòng hồ và dần cải thiện chất lượng môi trường nước hồ, mà còn có ý nghĩa rất lớn với sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

- Lâm nghiệp góp phần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu: Rừng có vai trò quan trọng trong hệ thống khí hậu. Cây rừng là sinh vật lớn lưu trữ các bon trong cơ thể qua quá trình quang hợp và thải ra ngoài qua quá trình phân hủy. Do đó, rừng vừa là bể vừa là nguồn các bon lớn. Theo đánh giá, 18% tổng lượng phát thải CO2 hàng năm xuất phát từ phá rừng. Vì vậy, bên cạnh việc cải tiến công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Ngoài ra, việc mở rộng diện tích rừng giúp cải tạo cảnh quan, điều hòa nguồn nước, duy trì đa dạng sinh học và cải thiện môi trường không khí của khu vực.

- Bên cạnh những tác động tích cực kể trên, hoạt động lâm nghiệp tại khu vực huyện Đông Triều vẫn còn những khía cạnh gây ảnh hưởng đến môi trường. Hình thức

89

khai thác rừng sản xuất hiện nay là chặt trắng làm tăng nguy cơ xói mòn đất do rừng được khai thác vào cuối mùa mưa, sau đó đốt và bỏ trắng đến tháng 11-12 trồng mới cây non. Thời gian từ lúc trồng đến lúc cây khép tán khoảng 2 năm, đây là khoảng thời gian độ che phủ rừng thấp nên khả năng kháng xói mòn đất thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 95)