Nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 46)

III Nhóm đất nhân tác

f) Nuôi trồng thủy sản

Thủy sản là ngành kinh tế đóng vai trò nhỏ bé trong cơ cấu cũng như giá trị sản xuất của huyện Đông Triều, tập trung chủ yếu tại khu vực phía nam của huyện. Tính đến năm năm 2006, giá trị sản xuất ngành thủy sản chỉ đạt 14.456 triệu đồng và năm 2009 đạt 16.400 triệu đồng. Giá trị này nếu so sánh với ngành nông nghiệp thì còn rất nhỏ. Tuy nhiên, giá trị sản xuất ngành thủy sản vẫn gia tăng đều đặn qua

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Nông nghiệp Lâm nghiệp T hủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ ng ườ i 2006 2007 2008

38

từng năm. Số lượng lao động trong ngành thủy sản cũng không lớn, khoảng trên 2000 người năm 2009. Diện tích nuôi quảng canh còn khá cao (năm 2009: 353 ha trên tổng số 1154 ha diện tích nuôi trồng thủy sản), điều này cho thấy khả năng phát triển của ngành kinh tế này trên địa bàn huyện Đông Triều còn thấp.

Vai trò của các yếu tố nhân sinh trên với việc thành tạo và biến đổi cảnh quan huyện Đông Triều: Với dân số đông và các hoạt động khai thác, sử dụng tài

nguyên cũng như phát triển nông lâm nghiệp hiện nay đã và đang tác động không nhỏ đến xu thế biến đổi của cảnh quan trên địa bàn huyện Đông Triều. Việc chuyển đổi các loại hình sử dụng đất kéo theo những thay đổi về thực vật, thu hẹp dần diện tích cảnh quan tự nhiên của khu vực. Cảnh quan rừng trồng dần thay thế cho cảnh quan rừng tự nhiên tại khu vực đồi núi thấp; cảnh quan trảng cỏ cây bụi, đất trống, đất khai thác khoáng sản lấn lướt diện tích rừng trồng tại vùng gò đồi; ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản đến cảnh quan toàn khu vực còn thể hiện ở khía cạnh môi trường: quá trình vận chuyển và vị trí các bãi đổ thải tác động không nhỏ đến tính ổn định bề mặt và kết cấu đất cấu thành nên các dạng cảnh quan. Bên cạnh đó, do nhu cầu sử dụng của con người, cảnh quan đô thị ngày càng được mở rộng dần thay thế cho cảnh quan nông nghiệp ở vùng đồng bằng trũng thấp. Nhiều nơi trước đây là ruộng lúa nay đã được chuyển đổi sang thành đất ở, đất KCN. Xu hướng này diễn ra mạnh tại các khu vực ven quốc lộ 18A, nhất là tại thị trấn Mạo Khê, thị trấn Đông Triều và khu vực phụ cận.

2.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN ĐÔNG TRIỀU

2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Đông Triều

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, sự phân hoá cảnh quan khu vực nghiên cứu được xem xét dưới hai góc độ: phân hoá theo kiểu loạiphân hoá theo vùng (theo khu vực):

1) Phân hoá theo kiểu: các đơn vị cảnh quan được xem xét theo những dấu hiệu chung, mỗi đơn vị phân kiểu cảnh quan có tính lặp lại trong không gian. Trên cơ sở các hệ thống phân loại hiện có theo nội dung nghiên cứu và đặc thù lãnh thổ tác giả đã lựa chọn hệ thống phân loại cảnh quan lãnh thổ Đông Triều, được thể hiện trên bản đồ cảnh quan huyện Đông Triều (bảng 2.3).

2) Phân hóa theo vùng: Chỉ tiêu phân cấp tiểu vùng cảnh quan được xác định bao gồm: i) có cùng nguồn gốc phát sinh (tự nhiên và nhân tác); ii) đồng nhất tương đối về các hợp phần tự nhiên và nhân sinh; iii) có cấu trúc riêng bao gồm một tập hợp liên kết các nhóm dạng cảnh quan. Theo đó, khu vực Đông Triều được phân

39

Một phần của tài liệu Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)