- Mọi thao tác lập luận có thể đợc dùng làm cơ sở để nêu luận điểm.
2. Các nhân vật khác trong truyện
+ Nhân vật "tôi"
Thấp thoáng sau những dòng chữ là hình ảnh nhân vật “tôi” - đó là một ngời đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đờng lịch sử của dân tộc. Trên những chặng đờng ấy, nhân vật tôi đã có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, đặc bịêt là về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội và ngời Hà Nội. ẩn sâu trong giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một con ngời gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nớc, trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc. Nhân vật “tôi” mang hình bóng Nguyễn Khải, là ngời kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc nét đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật khách quan và đúng đắn, sâu sắc.
+ Nhân vật Dũng- con trai đầu rất mực yêu quí của cô Hiền.
Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của ngời anh cùng với 660 thanh niên - u tú của Hà Nội lên đờng hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nớc. Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần ngời Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con ngời Việt Nam.
+ Bên cạnh sự thật về những ngời Hà Nội có phẩm cách cao đẹp, còn có những ngời tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi”
về Hà Nội. Đó là “ông bạn trẻ đạp xe nh gió” đã làm xe ngời ta suýt đổ lại còn phóng xe vợt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên s cái anh già”..., là những ngời mà nhân vật tôi quên đờng phải hỏi thăm... Đó là những “hạt sạn của Hà Nội”, làm mờ đi nét đẹp tế nhị, thanh lịch của ngời Tràng An. Cuộc sống của ngời Hà Nội nay cần phải làm rất nhiều điểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách ngời Hà Nội.
3. HS thảo luận về chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh.