Tổ chức bộ máy của công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH sản xuất, kinh doanh trang thiết bị giáo dục bậc học mầm non Khánh An (Trang 44)

Hội đồng thành viên: gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao

nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;

- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

- Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;

- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định tổ chức lại công ty; Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty.

Giám đốc công ty là người điều hành công việc kinh doanh hàng

ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng thành viên và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng thành viên

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên

- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc

- Tuyển dụng lao động

- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật, Điều lệ Công ty và quyết định của Hội đồng thành viên

Phó Giám đốc điều hành do hội Đồng thành viên bổ nhiệm, giúp việc

cho Giám đốc, thay mặt giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc của công ty khi Giám đốc vắng mặt. Trực tiếp phụ trách công việc cụ thể được Giám đốc phân công phụ trách mảng Hành chính văn phòng của công ty như: văn thư, kế toán, tạp vụ… Khi giải quyết công việc được Giám đốc phân công, Phó Giám đốc được thay mặt Giám đốc quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Giám đốc và công việc giải quyết.

Phó Giám đốc Kinh Doanh trực tiếp phụ trách công việc được Giám

văn bản thuộc lĩnh vực mình quản lý. Phó Giám đốc kinh doanh và giám đốc điều hành luôn phối hợp cùng nhau, có sự trao đổi thông tin qua lại với nhau trong công việc của công ty. Ngoài công việc được phân công, Phó Giám đốc Kinh doanh còn có trách nhiệm và quyền hạn như: Xây dựng dự án, đề án, kế hoạch công tác dài hạn của Công ty, trình lãnh đạo cấp trên.

Phòng kinh doanh tổng hợp: dưới quyền Phó giám đốc kinh doanh,

các nhân viên chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc Kinh doanh, thực hiện các công việc kinh doanh, tiếp xúc khách hàng, tư vấn khách hành, chăm sóc, bảo hành bảo trì khi cần thiết. có trách nhiệm trước Lãnh đạo công ty về phần công việc được giao. Báo cáo lãnh đạo khi có yêu cầu về mọi hoạt động sản xuất.

Phòng hành chính:

-Phòng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty trên các lĩnh vực hành chính quản trị văn phòng, công tác bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe cho CBCNV của công ty.

-Nhiệm vụ:

+Tổ chức tốt công tác hành chính, lưu trữ bảo mật theo quy định của nhà nước như lưu trữ công văn, tài liệu, in ấn, sao chép, công chứng, kiểm soát việc phát hành văn bản tài liệu, xem xét tính pháp lý trước khi trình Giám đốc ký. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc, văn phòng phẩm, phục vụ khách tiết, hội nghị, quan hệ giao dịch đối ngoại, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho CBCNV.

Phòng kế toán: -Chức năng : Tham mưu giúp Giám đốc công ty trong

công tác quản lý tài sản tiền vốn và sử dụng có hiệu quả đồng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

-Nhiệm vu:

+Chỉ đạo lập chứng từ ban đầu, lập sổ sách hạch toán, thực hiện báo cáo theo đúng quy định của nhà nước về chế độ kế toán hiện hành.

+Giám sát kiểm tra chứng từ sổ sách, tổ chức kiểm kê tài sản hàng hóa theo định kỳ hoặc kiểm kê đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên.

+Thực hiện tốt công tác kế toán tài chính, thanh toán quyết toán thu chi, tổ chức công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong công ty.

+Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của nhà nước.

+Lưu trữ chứng từ kế toàn của công ty.

Phòng tổ chức:

- Phòng tổ chức chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty. Được giám đốc giao nhiệm vụ tổ chức cán bộ, nhân sự; tổ chức sản xuất; lập các kế hoạch sản xuất cho phù hợp với yêu cầu công việc và đạt được hiệu quả cao nhất. Tham mưu cho Giám đốc các chương trình, kế hoạch nhân sự và công tác quản lý nhân sự một cách tốt nhất cho Công ty.

Phòng kỹ thuật:

- Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng mẫu của phía đối tác, xây dựng quy cách kỹ thuật, thiết bị dây chuyền sản xuất sao cho phù hợp với máy móc thiết bị hiện có của Công ty.

- Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân, đồng thời hướng dẫn cho công nhân để họ làm đúng mẫu, đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn lao động.

Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức của công ty PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC BỘ PHẬN GIAO NHẬN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN GIÁM ĐỐC CÔNG TY DỰ ÁN BÁN

HÀNG TÂNLỄ VĂN THƯ

QL & LƯU TRỮ HỔ SƠ KẾ TOÁN VẬT TƯ, TSCĐ KẾ TOÁN SẢN XUẤT KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN VỐN = TIỀN KẾ TOÁN THUẾ BỘ PHẬN THIẾT KẾ BỘ PHẬN SẢN XUẤT BỘ PHẬN KSC THỦ KHO

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH sản xuất, kinh doanh trang thiết bị giáo dục bậc học mầm non Khánh An (Trang 44)