Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH sản xuất, kinh doanh trang thiết bị giáo dục bậc học mầm non Khánh An (Trang 38)

Tên giao dịch là : Công ty TNHH Khánh An Tên tiếng anh : Khanh An company limited

Địa chỉ trụ sở : Sơn Đồng – Hoài Đức (thuộc Hà Tây cũ) – Hà Nội

Địa chỉ văn phòng giao dịch: 17B – Hàn Thuyên – Hai Bà Trưng – Hà Nội Địa chỉ xưởng sản xuất : Sơn Đồng – Hoài Đức (thuộc Hà Tây cũ) – Hà Nội

Fax : 043.9725871

Email : khanhantoyscompany@gmail.com

Web : http://www.khanhan.vn

Giám đốc : Nguyễn Xuân Tịnh

Số đăng ký kinh doanh : 0102037100 đăng ký lần đầu 11/9/2006, đăng ký thay đổi lần một 07/01/2009

Mã số thuế : 0500521314

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh thương mại trang thiết bị trường học, văn phòng, giáo dục, đồ chơi mầm non.

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, mua bán thiết bị trường học, giáo dục, văn phòng, đồ chơi trẻ em; Mua bán đồ gia dụng; Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa…

Thị trường kinh doanh: Toàn bộ các trường mầm non công lập, dân lập, bán công trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngoài ra, còn có rất nhiều công ty, nhà phân phối ở các tỉnh thành phố khác trong cả nước.

Sản phẩm sản xuất chính: Toàn bộ trang thiết bị đồ chơi ngoài trời, đồ dùng và đồ chơi trong lớp. Bảng 3.1 Hoạt động sản xuất STT Chủng loại sản phẩm ĐVT mặt hàngSố lượng Năng lực sản xuất (Bộ/năm)

I Đồ chơi ngoài trời Loại 355 3950

1 Khu vui chơi liên hoàn Loại 100 300

2 Cầu trượt Loại 50 500

3 Đu quay Loại 20 350

STT Chủng loại sản phẩm ĐVT mặt hàngSố lượng Năng lực sản xuất (Bộ/năm) 5 Xích đu Loại 50 100 6 Bập bênh Loại 20 100 7 Con nhún Loại 20 1000

8 Thiết bị rèn luyện thể lực Loại 25 400

9 Đồ chơi góc thiên nhiên Loại 15 500

10 Đồ chơi an toàn giao thông Loại 5 50

11 Thiết bị bảo vệ môi trường Loại 10 150

12 Thiết bị khác Loại 30 50

II Thiết bị trong lớp bằng gỗ Loại 165 9600

1 Giá đồ chơi Loại 100 4500

2 Giá sách truyện Loại 30 1000

3 Tủ đồ dùng Loại 15 1500

4 Tủ chăn chiếu Loại 5 2000

5 Thiết bị khác Loại 10 500

6 Thiết bị rèn luyệ thể lực Loại 5 100

III Thiết bị trong lớp khác Loại 43 3700

1 Tủ cốc Loại 5 500

2 Giá khăn Loại 4 500

3 Giá dép Loại 5 500

4 Bảng quay 02 mặt Loại 4 500

5 Bàn ghế học sinh Loại 5 1000

STT Chủng loại sản phẩm ĐVT mặt hàngSố lượng

Năng lực sản xuất (Bộ/năm)

IV Thiết bị phòng chức năng Loại 50 230

1 Tủ phòng truyền thống Loại 5 20

2 Tủ trang phục múa Loại 5 60

3 Thiết bị rèn luyện thể chất Loại 10 100

4 Khác Loại 30 50

V Thiết bị nhà bếp Loại 38 165

1 Hệ thống chụp hút mùi Loại 3 20

2 Bàn sơ chế + xe đẩy thức ăn Loại 5 50

3 Tủ úp bát đĩa, xong nồi Loại 15 50

4 Tủ đồ dùng bếp Loại 5 20

5 Thiết bị khác Loại 10 25

VI Thiết bị phục vụ hoạt động sinh hoạt tập thể Loại 50 85

1 Nhà mái vòm Loại 10 15

2 Giàn cây che nắng Loại 10 10

3 Sân khấu biểu diễn lưu động Loại 5 10

4 Thiết bị khác Loại 25 50

Tổng Loại 701 17730

Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính

Sản phẩm kinh doanh thương mại chính: Trang thiết bị dùng chung, đồ chơi trong lớp, thiết bị nội thất, thiết bị bếp và một số trang thiết bị khác.

Bảng 3.2 Hoạt động kinh doanh thương mại STT Chủng loại sản phẩm ĐVT mặt hàngSố lượng

Năng lực thương mại

(Bộ/năm)

I Đồ chơi ngoài trời Loại 50 250

II Đồ chơi, đồ dùng trong lớp Loại 100 5000

III Nội thất phòng chức năng Loại 100 1000

IV Thiết bị nhà bếp Loại 100 500

V Thiết bị khác Loại 50 100

Tổng Loại 400 6850

Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính 3.1.4 Tình hình tài chính của Công ty

Qua bảng 3.1 ta thấy, trong 3 năm 2009, 2010 và 2011 thì tổng tài sản năm 2010 là cao nhất 62.869.284.735 đồng, năm 2011 có xu hướng giảm xuống là 50.835.532.223 đồng. Và có một điều chúng ta dễ nhận thấy đó là tài sản của công ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Năm 2009 và 2010 không có tài sản dài hạn. Nguyên nhân là do văn phòng, nhà xưởng, máy móc của công ty chủ yếu là đi thuê và đặc thù sản xuất của công ty chủ yếu phải làm thủ công, cần sự khéo léo của người thợ. Năm 2011công ty có tài sản dài hạn là 225.166.666 đồng, do năm 2011 công ty đầu tư thêm tài sản cố định, mua thêm máy móc thiết bị mới.

Doanh thu của công ty qua 3 năm có sự biến động lớn, cụ thể: năm 2009 doanh thu của công ty là 16.950.010.997 đồng, năm 2011 doanh thu của công ty tăng lên là 37.516.940.956 đồng. Mặc dù doanh thu cao nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại thấp, nguyên nhân là do giá vốn hàng bán của công ty quá lớn. Năm 2011, doanh thu là 37.516.940.956 đồng nhưng giá vốn hàng bán của công ty là 36.035.078.654 đồng.Vì vậy, doanh thu hàng năm dù lên tới mấy chục tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế hàng năm chỉ khoảng hơn 100 triệu.

Bảng 3.3 Tình hình tài chính của Công ty STT Tài sản Năm 2009 ( VNĐ) Năm 2010 ( VNĐ) Năm 2011 ( VNĐ) Trung bình 3 năm ( VNĐ) 1 Tổng tài sản 36.602.241.366 62.869.284.735 50.835.532.223 50.102.352.770 2 Nợ phải trả 33.383.518.354 59.498.912.614 47.281.135.737 46.721.188.900 3 Tài sản ngắn hạn 36.602.241.366 62.869.284.735 50.610.365.557 49.027.297.210 4 Tài sản dài hạn 225.166.666 5 Tổng nợ ngắn hạn 33.383.518.354 59.498.912.614 47.281.135.737 46.721.188.900 6 Doanh thu 16.950.010.997 19.656.128.097 37.516.940.956 24.707.693.340

7 Lợi nhuận trước thuế 159.669.225 151.649.109 227.698.614 179.672.316

8 Lợi nhuận sau thuế 131.472.142 113.736.831 184.024.365 143.077.779

9 Hệ số khả năng thanh toán 1.09 1.05 1.08 1.07

10 Giá trị ròng(9=1-2) 3.087.250.870 3.370.372.121 3.554.396.490 3.337.339.827

3.1.5 Tình hình lao động của công ty

Bảng 3.4 Tình hình lao động của công ty năm 2011

STT Chức danh công việc Trình độ chuyên môn

Số lượng (Người)

I Lao động trong lĩnh vực sản xuất 90

1 Cán bộ Quản lý Đại học 03

2 Cán bộ chuyên môn

Đại học 09

Cao Đẳng 05

Trung cấp 06

3 Công nhân sản xuất trực tiếp Bằng nghề/chứng chỉ nghề 65

4 Lao động gián tiếp Bằng TN PTTH 02

II Lao động trong lĩnh vực kinh doanh 30

1 Cán bộ Quản lý Đại học 03 2 Cán bộ chuyên môn Đại học 17 Cao đẳng 04 Trung cấp 02 3 Bộ phận hỗ trợ, khác Trungnghiệp PTTHcấp/Tốt 04 Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính

Đội ngũ lao động của công ty là đội ngũ chuyên nghiệp, năng động và nhiệt tình luôn sẵn sàng phục vụ mọi khách hàng, mọi lúc, mọi nơi.

3.1.6 Tổ chức bộ máy của công ty

Hội đồng thành viên: gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao

nhất của công ty. Thành viên là tổ chức chỉ định người đại diện theo uỷ quyền tham gia Hội đồng thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.

Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;

- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị trên 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

- Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;

- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;

- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện; Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; Quyết định tổ chức lại công ty; Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty.

Giám đốc công ty là người điều hành công việc kinh doanh hàng

ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng thành viên và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau:

- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng thành viên

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên

- Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc

- Tuyển dụng lao động

- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật, Điều lệ Công ty và quyết định của Hội đồng thành viên

Phó Giám đốc điều hành do hội Đồng thành viên bổ nhiệm, giúp việc

cho Giám đốc, thay mặt giám đốc chỉ đạo, điều hành công việc của công ty khi Giám đốc vắng mặt. Trực tiếp phụ trách công việc cụ thể được Giám đốc phân công phụ trách mảng Hành chính văn phòng của công ty như: văn thư, kế toán, tạp vụ… Khi giải quyết công việc được Giám đốc phân công, Phó Giám đốc được thay mặt Giám đốc quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Giám đốc và công việc giải quyết.

Phó Giám đốc Kinh Doanh trực tiếp phụ trách công việc được Giám

văn bản thuộc lĩnh vực mình quản lý. Phó Giám đốc kinh doanh và giám đốc điều hành luôn phối hợp cùng nhau, có sự trao đổi thông tin qua lại với nhau trong công việc của công ty. Ngoài công việc được phân công, Phó Giám đốc Kinh doanh còn có trách nhiệm và quyền hạn như: Xây dựng dự án, đề án, kế hoạch công tác dài hạn của Công ty, trình lãnh đạo cấp trên.

Phòng kinh doanh tổng hợp: dưới quyền Phó giám đốc kinh doanh,

các nhân viên chịu sự quản lý trực tiếp của Phó Giám đốc Kinh doanh, thực hiện các công việc kinh doanh, tiếp xúc khách hàng, tư vấn khách hành, chăm sóc, bảo hành bảo trì khi cần thiết. có trách nhiệm trước Lãnh đạo công ty về phần công việc được giao. Báo cáo lãnh đạo khi có yêu cầu về mọi hoạt động sản xuất.

Phòng hành chính:

-Phòng có chức năng tham mưu giúp Giám đốc công ty trên các lĩnh vực hành chính quản trị văn phòng, công tác bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe cho CBCNV của công ty.

-Nhiệm vụ:

+Tổ chức tốt công tác hành chính, lưu trữ bảo mật theo quy định của nhà nước như lưu trữ công văn, tài liệu, in ấn, sao chép, công chứng, kiểm soát việc phát hành văn bản tài liệu, xem xét tính pháp lý trước khi trình Giám đốc ký.

+Mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc, văn phòng phẩm, phục vụ khách tiết, hội nghị, quan hệ giao dịch đối ngoại, tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho CBCNV.

Phòng kế toán: -Chức năng : Tham mưu giúp Giám đốc công ty trong

công tác quản lý tài sản tiền vốn và sử dụng có hiệu quả đồng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh.

-Nhiệm vu:

+Chỉ đạo lập chứng từ ban đầu, lập sổ sách hạch toán, thực hiện báo cáo theo đúng quy định của nhà nước về chế độ kế toán hiện hành.

+Giám sát kiểm tra chứng từ sổ sách, tổ chức kiểm kê tài sản hàng hóa theo định kỳ hoặc kiểm kê đột xuất khi có yêu cầu của cấp trên.

+Thực hiện tốt công tác kế toán tài chính, thanh toán quyết toán thu chi, tổ chức công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong công ty.

+Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định của nhà nước.

+Lưu trữ chứng từ kế toàn của công ty.

Phòng tổ chức:

- Phòng tổ chức chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Công ty. Được giám đốc giao nhiệm vụ tổ chức cán bộ, nhân sự; tổ chức sản xuất; lập các kế hoạch sản xuất cho phù hợp với yêu cầu công việc và đạt được hiệu quả cao nhất. Tham mưu cho Giám đốc các chương trình, kế hoạch nhân sự và công tác quản lý nhân sự một cách tốt nhất cho Công ty.

Phòng kỹ thuật:

- Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng mẫu của phía đối tác, xây dựng quy cách kỹ thuật, thiết bị dây chuyền sản xuất sao cho phù hợp với máy móc thiết bị hiện có của Công ty.

- Hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân, đồng thời hướng dẫn cho công nhân để họ làm đúng mẫu, đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn lao động.

Sơ đồ 3.1 Bộ máy tổ chức của công ty PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC BỘ PHẬN GIAO NHẬN HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN GIÁM ĐỐC CÔNG TY DỰ ÁN BÁN

HÀNG TÂNLỄ VĂN THƯ

QL & LƯU TRỮ HỔ SƠ KẾ TOÁN VẬT TƯ, TSCĐ KẾ TOÁN SẢN XUẤT KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN VỐN = TIỀN KẾ TOÁN THUẾ BỘ PHẬN THIẾT KẾ BỘ PHẬN SẢN XUẤT BỘ PHẬN KSC THỦ KHO

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ hai nguồn

+ Từ các sách, các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học về chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp để làm căn cứ, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trong việc phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực của công ty.

+ Từ báo cáo tổng kết qua các năm của các phòng ban của Công ty TNHH Khánh An. Những số liệu này giúp đánh giá chính xác tình hình lao động, tình hình sản xuất kinh doanh, cách thức phân bổ lao động và chất lượng lao động.

Các số liệu được thu thập là: chủng loại sản phẩm Công ty sản xuất, số lượng lao động của Công ty, phân bổ lao động tại các bộ phận sản xuất, kết quả sản xuất kinh doanh…

Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách điều tra trực tiếp cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng và công nhân về thực trạng chất lượng nhân lực (trình

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH sản xuất, kinh doanh trang thiết bị giáo dục bậc học mầm non Khánh An (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w