Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Nhật Bản

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH sản xuất, kinh doanh trang thiết bị giáo dục bậc học mầm non Khánh An (Trang 27)

nghiệp Nhật Bản

Như chúng ta đã biết, sự lớn mạnh vượt bậc của nền kinh tế Nhật bản nhiều thập kỷ qua đã chứng minh: coi trọng phát triển nguồn nhân lực là một trong những chìa khoá của sự thành công. Trong đó, phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp là sự phản ánh rõ nét nhất việc xác lập và vận hành đúng đắn chủ trương này, thể hiện rất rõ thông qua hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Nhật Bản.

Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như người lao động, làm việc chính là quá trình tiếp tục đào tạo bồi dưỡng để họ nâng cao chuyên môn và và trau dồi đạo đức nghề nghiệp. Quá trình đào tạo và đào tạo lại rất quan trọng, là nhân tố chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Nhật Bản và cho chính người lao động.

Phương thức đào tạo nguồn nhân lực ở các Doanh nghiệp Nhật Bản mang nhiều sắc thái khá riêng biệt và độc đáo (Nguyễn Duy Dũng, 2008).

một chương trình đào tạo phù hợp với công việc và kỹ năng của mọi người lao động, nhất là đối với những người mới được tuyển dụng. Thông thường, những năm đầu khi mới vào, người lao động phải chuyển đổi nhiều công việc. Mục đích của sự luân chuyển này là nhằm làm cho người lao động hiểu biết công việc ở nhiều bộ phận để từ đó có thể thực hiện tốt công việc chính của mình. Những người có trách nhiệm bồi dưỡng tay nghề cho CNV là những lao động có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm. Những nhà quản lý trực tiếp, các nhà lãnh đạo và quản lý trong công ty cũng là thầy giáo chính của người lao động

Đào tạo ngoài công việc (OFF-JT): Cùng với hình thức đào tạo tại chỗ, các doanh nghiệp Nhật Bản đã sử dụng loại hình đào tạo ngoài công việc. Nội dung của đào tạo ngoài công việc là nhằm bổ sung những kiến thức chung và cập nhật cho người lao động, để tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn. Các doanh nghiệp Nhật Bản rất coi trọng đến kỹ năng nghề nghiệp có thể áp dụng trong doanh nghiệp. Do đó việc liên tục bồi dưỡng chuyên môn tay nghề cho người lao động được các doanh nghiệp coi như là một nội dung để nâng cao chất lượng cho công nhân viên.

Hình thức đào tạo ngoài công việc khá đa dạng, song tựu chung lại có 3 loại chính: đào tạo theo nhóm, đào tạo tự nguyện và đào tạo bên ngoài. Để đảm bảo chất lượng, các khoá đào tạo của các doanh nghiệp Nhật Bản thường mời giáo viên bên ngoài đến trình bày những vấn đề có liên quan. Hình thức học tập theo nhóm được chú trọng. Theo đó việc thảo luận, sử dụng các phương pháp giảng dạy và nghe nhìn hiện đại, kiểm tra chéo… đã được áp dụng. Để thực hiện có hiệu quả loại hình đào tạo này, các doanh nghiệp đã dành một phần kinh phí hỗ trợ: mua tài liệu, chi phí đi lại, ăn ở… Tính trung bình, mối người được chi vào khoảng từ 20.000 đến 100.000 yên.

Chế độ lên lương và tăng thưởng theo thâm niên: Ở các nước phương Tây, chế độ nâng lương và đề bạt chủ yếu dựa vào nâng lực và thành tích cá mà ít hoặc dựa vào tuổi tác và thâm niên phục vụ ở công ty. Ở đó không thiếu những người trẻ có chức vụ và lương bỗng cao hơn những người già. Khác hẳn với các nước phương Tây, Ở Nhật Bản hầu như không có hiện tượng người trẻ tuổi, ít thâm niên lại có chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm.

“Công đoàn trong nhà”: Ở Nhật Bản, công đoàn được tổ chức theo xí nghiệp, hầu như mỗi công ty, xí nghiệp thường chỉ có một công đoàn, được gọi là “công đoàn xí nghiệp”, “công trong nhà”, đó chính là nét độc đáo của Nhật Bản. (Nguyễn Duy Dũng, 2008).

Chế độ tham dự: khác hẳn với những nơi khác, quản lý trước hết là ra quyết định, nhưng ở Nhật Bản, quyết định đạt được trên cơ sở sự nhất trí. Có nghĩa là không một thành viên nào trong công ty có thể tự mình ra quyết định và không một quyết định nào có thể đạt được nếu như tất cả các thành viên có liên quan trong công ty chưa đồng ý... (Nguyễn Duy Dũng, 2008).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH sản xuất, kinh doanh trang thiết bị giáo dục bậc học mầm non Khánh An (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w