Sự hình thành rào cản môi trường

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 32)

Sự hình thành rào cản môi trường cũng được xem xét dựa trên lợi ích của các nhóm đối tượng khác nhau tương tự như sự hình thành rào cản thương mại. Nhưng điểm khác ở đây là rào cản môi trường được xuất phát từ một trong bốn chủ thể và mục tiêu lợi ích của các chủ thể mang tính chất thu hẹp hơn trong lĩnh vực môi trường.

- Người tiêu dùng

Trong thời đại bùng nổ thông tin, trình độ và mức sống của người dân ngày càng tăng lên, người tiêu dùng ngày càng có được thông tin tốt hơn về các vấn đề sức khoẻ và an toàn thực phẩm, biết quan tâm đến sức khoẻ bản thân và môi trường sống xung quanh. Họ sẵn sàng chịu chi phí cao để Chính phủ phải ban hành các quy định quản lý tạo ra các tiêu chuẩn dịch tễ cao hơn. Do vậy, Chính phủ sẽ phải chịu sức ép ngày càng tăng, vừa phải đảm bảo hiệu quả quản lý vừa đảm bảo cung cấp được nguồn sản phẩm sạch cho người dân. Hơn nữa, người tiêu dùng không những quan tâm đến khía cạnh vệ sinh an toàn cho sản phẩm mà còn quan tâm đến cách thức sản xuất ra chúng, việc bảo vệ đời sống các loài động vật, sử dụng các sản phẩm biến đổi gen, sử dụng hoóc môn hay chất kích thích tăng trưởng, bảo tồn nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường… Dưới sức ép của người tiêu dùng, Chính phủ phải ban hành các quy định chi tiết, yêu cầu cao về môi trường.

- Doanh nghiệp

Lợi ích của chủ thể này trong quá trình tạo nên rào cản môi trường cũng tương tự như trong quá trình hình thành rào cản thương mại đã được phân tích ở phần trên. Mục đích của các doanh nghiệp là muốn được Chính phủ bảo hộ nên hầu hết các doanh nghiệp sẽ vin vào các lý do chính đáng như bảo vệ thiên nhiên và sức khoẻ người tiêu dùng và gợi ý cho Chính phủ đưa ra các quy định khắt khe đối với hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa. Dưới sức ép về lợi ích của các

24

doanh nghiệp, rào cản môi trường dần dần được hình thành đảm bảo lợi ích cho các nhà doanh nghiệp.

- Chính phủ

Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ môi trường và bảo hộ nền sản xuất trong nước, mục đích chính trị, khuyến khích các lợi ích quốc gia…chính phủ các nước đều đòi hỏi sử dụng các rào cản môi trường. Xu hướng chung hiện nay là căn cứ vào các định chế và thoả thuận trong khuôn khổ của WTO cũng như dựa vào các tiêu chuẩn và cam kết quốc tế khác để quyết định biện pháp áp dụng. Song, những tiêu chuẩn môi trường nhiều khi đã bị lạm dụng, được đặt ra quá cao so với trình độ kỹ thuật cũng như công nghệ sản xuất của các nước đang phát triển và thậm chí đối với cả một số nước phát triển. Chính vì sự áp dụng nhiều khi chưa thật xác đáng, đã gây cho các nước đang phát triển nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu hàng hoá.

- Các tổ chức xanh phi chính phủ

Có rất nhiều các tổ chức xanh phi chính phủ hoạt động trên toàn thế giới như tổ chức Hoà Bình Xanh (Greenpeace) và Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (the World Wide Fund for Nature)… Với mục đích bảo vệ môi trường toàn cầu, các tổ chức này quan tâm đặc biệt các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm, tổn hại môi trường, trong đó thương mại là một trong những nguyên chủ yếu. Chính vì vậy các tổ chức này luôn mong muốn có quyền hạn lớn hơn để bảo vệ môi trường. Các tổ chức xanh muốn rằng các nước mạnh nên gây sức ép buộc các quốc gia khác thay đổi chính sách môi trường trong nước.

Một điều đáng lưu ý rằng đứng đằng sau tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ thường là các tập đoàn kinh tế lớn. Trong một số trường hợp, mục đích của NGOs cũng trùng khớp với ý chí nguyện vọng bảo vệ nền sản xuất trong nước của các tập đoàn này thì mong muốn hình thành các rào cản môi trường càng được nâng cao.

25

1.1.2.4 Mục tiêu của rào cản môi trường

Các rào cản môi trường tập trung vào những lĩnh vực chính của các chiến dịch bảo vệ môi trường nhằm:

 Loại bỏ việc sử dụng các chất độc hại – đặc biệt hóa chất và các kim loại nặng

 Tái chế rác thải và bao bì

 Bảo vệ sinh vật hoang dã

 Đề ra các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ đời sống và sức khỏe con người. Trước những dịch bệnh động vật ngày càng gia tăng hiện nay như: cúm gia cầm, lợn tai xanh…. thì cần phải có nhiều biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, đó chính là biện pháp gián tiếp cho mục tiêu bảo vệ môi trường.

 Tăng cường các thực phẩm hữu cơ và phản đối các sản phẩm biến đổi gen. Các yếu tố cho phép thực phẩm biến đổi gen được sử dụng cho con người là: giá trị dinh dưỡng của sản phẩm, khả năng hấp thu nhanh và giảm nguy cơ gây dị ứng, mức độ tương tự của thành tố công nghệ sinh học so với các protein khác thường có trong thực phẩm. Trái lại, tuyệt đối cấm sử dụng các sản phẩm kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi. Ví dụ như hiện nay ở Việt Nam, việc sử dụng thuốc kích thích tạo nạc, nở mông, bung đùi….trong chăn nuôi lợn đang bị lên án, vì các sản phẩm trong chăn nuôi này sẽ hủy hoại nghiêm trọng sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)