a. Các quy định kiểm dịch động thực vật
Công tác kiểm dịch động thực vật ở Việt Nam thuộc sự kiểm soát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật đã
75
được ban hành khá chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế trong quyết định 28/TTg ngày 13/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ. Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25/7/2001 là cơ sở quan trọng để bảo vệ động thực vật quý hiếm, ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng. Chính vì lý do đó nên nhóm hàng động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên là nhóm hàng được quan tâm nhiều nhất.
Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc áp dụng các quy định này để hạn chế hàng hoá nhập khẩu vào nước mình với nhiều mục tiêu khác nhau. Ví dụ, tháng 8/2005, đoàn kiểm tra liên ngành thú y, thương mại, y tế được thành lập nhằm kiểm tra, giám sát tình trạng nhập lâu động vật qua biên giới nhằm góp phần ngăn chặn nguy cơ xâm nhập bệnh lở mồm long móng - chủng virut mới.
b. An toàn vệ sinh thực phẩm
Các cơ quan chức năng quản lý, thanh kiểm tra thực phẩm ở Việt Nam là Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Tổng cục tiêu chuẩn và chất lượng - Bộ khoa học công nghệ và Vụ chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương. Xác định rõ tầm quan trọng của vấn đề VSATTP, Nhà nước ta đã có những văn bản pháp luật quy định về các tiêu chuẩn VSATTP; về điều kiện đảm bảo VSATTP trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm; đồng thời quy định doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm và một số mặt hàng thực phẩm nhất định phải chịu trách nhiệm về VSATTP do mình nhập khẩu; khi nhập khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam.