TMQT
Khi xây dựng tiêu chuẩn môi trường, Nhà nước cần xác định tư tưởng và quan điểm rõ ràng về việc thực hiện công tác này. Đó là xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường trong TMQT hoàn toàn không đi ngược lại với xu hướng tự do hoá thương mại và công bằng trong TMQT nếu việc xây dựng và sử dụng nó phù hợp với thông lệ quốc tế và dựa trên các cơ sở khoa học để có thể chứng minh được rằng các biện pháp được áp dụng là phù hợp, ở mức cần thiết cho phép. Từ việc xem xét việc thực hiện rào cản môi trường của Mỹ và các nước trên thế giới, có thể đưa ra một số quan điểm về việc xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam như sau:
87
* Tiêu chuẩn môi trường phải phù hợp và tương thích với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế
Những năm qua, Việt Nam đã đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc ký kết nhiều công ước quốc tế có liên quan đến bảo vệ môi trường, các Hiệp định thương mại song phương và đa phương, đặc biệt là đã ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ từ tháng 7/2000 và chính thức gia nhập WTO ngày 7/11/2006.
Theo các Hiệp định TBT, Hiệp định SPS của WTO, cho phép các nước được sử dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp vệ sinh kiểm dịch mà nước đó cho là thích hợp hoặc cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, đời sống của con người, động thực vật, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng, với điều kiện các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong WTO có cơ chế rà soát chính sách thương mại (Trade Policy Renew Mechanism) của các thành viên theo những giai đoạn định kỳ: 2 năm đối với các thành viên có ảnh hưởng lớn đến thương mại toàn cầu, 4-6 năm đối với các thành viên khác.
Như vậy, Việt Nam cần xem xét kỹ lưỡng khi đưa một tiêu chuẩn môi trường vào áp dụng cho TMQT, cần phải khéo léo vận dụng dựa trên những căn cứ thích hợp để gây cản trở cho nhà xuất khẩu nước ngoài, hạn chế nhập khẩu trong khi vẫn biện minh được là không trái với quy định của WTO. Việt Nam cần phải nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực này của các nước lớn trên thế giới, đặc biệt là Mỹ.
Để xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn môi trường phù hợp với các quy định quốc tế, có thể xử lý theo 2 cách sau: một là, chuyển hoá các cam kết thành các quy định của chính sách pháp luật quốc tế của mình bằng cách đưa vào luật những quy định mới hoặc sửa đổi, điều chỉnh những quy định đã có cho tương thích với các quy định quốc tế; hai là, thừa nhận các quy định quốc tế để áp dụng sau đó sửa đổi luật pháp cho tương thích với các quy định quốc tế.
88
* Tiêu chuẩn môi trường phải chú trọng đến lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội
Nhà nước ta chủ trương và định hướng quan điểm chú trọng đến lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 đã xác định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Như vậy, mục tiêu chủ đạo của việc xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường vẫn là nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, an ninh xã hội.
* Tiêu chuẩn môi trường phải phù hợp với thực trạng kinh tế-xã hội trong nước.
Cơ sở chính để hoạch định tiêu chuẩn môi trường của mỗi nước dựa trên những yếu tố như: nguồn nhân lực đang ở trình độ nào, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nước ra sao, yêu cầu về bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng cao hay thấp, hệ thống quản lý nhập khẩu chặt chẽ hay không… Do đó mọi công tác xây dựng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam cần phải dựa trên những thực trạng kinh tế xã hội trong nước và mang những mục tiêu cụ thể như nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường…
Mặt khác, Việt Nam là một trong số các quốc gia đang phát triển, mặc dù đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nhưng các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quốc doanh vẫn còn mang nặng tư tưởng trông chờ ỷ nại. Tình trạng vận động hành lang, gây sức ép để được Nhà nước bảo hộ còn diễn ra khá phổ biến. Chính vì vậy, khi xây dựng các tiêu chuẩn môi trường, cần xác định rõ tư tưởng cho các doanh nghiệp đừng ỷ nại quá nhiều vào tiêu chuẩn này để bảo vệ thị trường nội địa.
89