a. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đồng bộ và hiệu quả
Như đã đề cập ở trên, các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường mà Mỹ đưa ra cho các đối tác thương mại biết đến là vì sự khắt khe. Cơ quan Hải quan Mỹ có nhiệm vụ thực thi các quy định kỹ thuật tại biên giới và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc quản lý hàng nhập khẩu. Vậy thì ở Việt Nam chúng ta cần phải học gì từ việc làm này của Mỹ?
- Trước hết, chính phủ cần nên đưa ra một quy trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ, hợp lý và mang tính bắt buộc.
Hiện nay việc xây dựng các tiêu chuẩn môi trường trong TMQT ở nước ta còn chưa được dựa trên một quy trình thống nhất, chưa có sự tham gia của các Bộ, ngành và các địa phương, các doanh nghiệp và còn dựa theo kinh nghiệm và sự chủ quan của các cơ quan. Dựa trên một số gợi ý về quy trình xây dựng rào cản thương mại [8], bài viết đưa ra những gợi ý cụ thể về sơ đồ xây dựng tiêu chuẩn môi trường như hình sau:
90
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường
Nguồn: Tổng hợp từ sơ đồ quy trình xây dựng TCMT tác giả Đinh Văn Thành
Như vậy, việc xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường trong TMQT nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng cùng với môi trường sinh thái phải được đặt ra theo một quy trình đồng bộ và với những công đoạn được thiết kế theo một trình độ ổn định. Đó là, việc điều tra để xác định các tiêu chuẩn môi trường hiện hành và vai trò, tác động của từng loại tiêu chuẩn. Một khi phát hiện ra tiêu chuẩn nào không còn vai trò hoặc không phù hợp với thông lệ và các cam kết quốc tế thì cần sẵn sàng loại bỏ để tìm ra một công cụ mới thay thế. Để lựa chọn và thiết lập các mục tiêu khi xây dựng tiêu chuẩn môi trường cần căn
Xác định các TCMT hiện hành Mục tiêu của quốc gia Nguyên tắc, yêu cầu quốc tế Lựa chọn và thiết lập mục tiêu
từng loại TCMT Xác định cơ sở pháp lý
xây dựng TCMT Xây dựng các TCMT và
chiến lược để thực hiện
Tổ chức thực hiện, kiểm tra và hiệu chỉnh Phân tích tác động của các TCMT và mức độ phù hợp Loại trừ TCMT không phù hợp
91
cứ vào các mục tiêu chung của quốc gia, căn cứ vào các nguyên tắc và yêu cầu của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết, từ đó xác định và lựa chọn các công cụ thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, cần thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện những bất hợp lý và đánh giá hiệu lực cũng như hiệu quả của từng công cụ để có kế hoạch và biện pháp hiệu chỉnh kịp thời.
- Cần xây dựng cơ chế phối hợp và điều phối tập trung thống nhất, có hiệu quả và phân định rõ ràng trách nhiệm đối với từng mặt hàng cụ thể cho từng Bộ, ngành để tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót. Từ thực tiễn cho thấy có những hàng hoá vừa là thực phẩm vừa là dược phẩm (trà giảm béo, sâm tươi và khô các loại…), có những hàng hoá bị cấm sử dụng cho những mục đích xác định (cấm sử dụng hàn the cho chế biến thực phẩm nhưng lại cần cho các ngành công nghiệp). Vì vậy nếu không có sự phân công và cơ chế phối hợp rõ ràng thì dễ dẫn tới hiện tượng bỏ sót. Chính phủ giao cho Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với một số Bộ, ngành hữu quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường.
- Đầu tư cho hoạt động xây dựng hạ tầng cơ sở pháp lý và vật chất. Một mặt cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa các công ước môi trường mà Việt Nam đã ký kết tham gia với các hiệp định thương mại đa phương của WTO, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tiêu chuẩn môi trường cụ thể, minh bạch, dễ sử dụng. Mặt khác cần đầu tư các phòng nghiên cứu, hệ thống máy móc công nghệ hiện đại, ứng dụng công nghệ kiểm tra, kiểm định, đánh giá tiêu chuẩn hàng hoá nhập khẩu đã đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hay chưa.
- Chính phủ nên cho phép sớm hình thành các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng. Đồng thời, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam còn rất bỡ ngỡ trước các rào cản môi trường quốc tế đang diễn ra hết sức tinh vi và phức tạp thì cơ quan này có trách nhiệm hướng dẫn và giúp đỡ họ trong các vấn đề có liên quan.
92
- Trong điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị ở nhiều cửa khẩu Việt Nam còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng hoá, do đó, cần xây dựng các quy định về cửa khẩu thông quan. Đây là biện pháp chỉ định cửa khẩu thông quan đối với một số loại sản phẩm.
- Các cơ quan trực tiếp thực hiện việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường cần phải liên tục cập nhật thông tin về các rào cản môi trường mới trên thế giới nhằm đúc rút kinh nghiệm để áp dụng cho phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, đồng thời giúp cho quá trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường được diễn ra liên tục.
b. Sửa đổi và điều chỉnh một số tiêu chuẩn môi trường hiện có
Cho đến nay, các tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam đã được áp dụng theo các định hướng trong Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan. Tuy nhiên trong quá trình thực thi cho thấy tính hiệu quả và hiệu lực của chúng chưa cao và cần phải khắc phục.
- Nhà nước cần ban hành các quy định về cấm nhập khẩu các sản phẩm đã bị cấm ở thị trường nước ngoài và các quy định về cơ sở khoa học áp dụng các biện pháp “hàng rào xanh” phù hợp với quy định của WTO. Đồng thời cần phải cụ thể hoá các danh mục mặt hàng cấm nhập khẩu có liên quan đến an toàn sức khoẻ người tiêu dùng và môi trường thành một văn bản pháp luật cụ thể. Trước đây, các mặt hàng này được xếp chung với các mặt hàng không cùng một tiêu chí như xì gà điếu, tay lái nghịch, sắt thép… nên vẫn chưa nhấn mạnh được vai trò của tiêu chuẩn môi trường và chưa tận dụng hết được các ưu thế của nó.
Danh mục các loại hoá chất độc hại cần được quy định cụ thể đến tên khoa học của từng loại hoá chất để cơ quan hải quan và quản lý thị trường có thể tra cứu và thực hiện. Hiện tại, Việt Nam vẫn cho phép lưu thông một số mặt hàng cấm nhập khẩu trên thị trường nội địa như thuốc lá thành phẩm, pháo các loại, phương tiện đã qua sử dụng… điều này là khó giải thích và biện minh cho sự vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia. Vì vậy, cần ghi rõ các tiêu chí hoặc mục đích cấm là vì vấn đề môi trường, sức khoẻ hoặc vì những lý do rõ ràng khác đối với các mặt hàng này nhằm hợp lý hoá và không vi phạm các quy định quốc tế.
93
- Tổng Cục đo lường và chất lượng Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện danh mục các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường và sức khoẻ người tiêu dùng, đồng thời xây dựng danh mục các mặt hàng phải kiểm tra SPS bắt buộc. Khi kinh phí Nhà nước đầu tư cho công tác xây dựng tiêu chuẩn có hạn thì cần tăng cường cho công tác nghiên cứu để công nhận hợp chuẩn. Có thể lấy các tiêu chuẩn của châu Âu đối với hàng nông sản thực phẩm và tiêu chuẩn của ASEAN đối với máy móc thiết bị để tạo thành một hệ thống tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam.
- Rà soát lại toàn bộ các quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm để xem xét những quy định nào còn phù hợp, quy định nào chưa phù hợp thì điều chỉnh. Để thực hiện tốt việc này cần có sự phân công giữa các Bộ, ngành có liên quan, trong đó, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế cần phải giữ vai trò trung tâm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
- Nên hạn chế sử dụng biện pháp cấm nhập khẩu một số mặt hàng hoặc thay thế bằng các biện pháp khác. Việc áp dụng các biện pháp nhập khẩu trong đó tiềm ẩn những yếu tố có thể gây ra vi phạm các quy định của WTO và các Hiệp định thương mại thế giới. Ví dụ như việc Việt Nam thực hiện lệnh cấm nhập khẩu thuốc lá trong khi vẫn cho phép sản xuất thuốc lá là có thể vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Có thể thay thế biện pháp cấm nhập khẩu bằng các biện pháp hợp lý hơn như đặt ra một số tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu nhằm gây khó khăn cho các nước muốn xuất hàng hoá vào.
- Tăng cường áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế HACCP và GPM. Đáng chú ý là cần phải sửa đổi các tiêu chuẩn lạc hậu, lỗi thời thuộc hệ thống TCVN, nhằm mục tiêu hài hoà hoá với các tiêu chuẩn quốc tế.
c. Xây dựng bổ sung một số tiêu chuẩn môi trường mới
- Nhãn sinh thái
Trên thế giới hiện có 3 loại nhãn sinh thái:
Nhãn sinh thái loại 1 (ISO 14024) là chương trình tự nguyện, dựa trên đa tiêu chí của bên thứ ba nhằm cấp chứng nhận uỷ quyền sử dụng nhãn môi
94
trường cho các sản phẩm thể hiện được sự thân thiện với môi trường nói chung theo loại hình cụ thể dựa trên việc xem xét chu trình sống của sản phẩm.
Nhãn sinh thái loại 2 (ISO 14021) là loại nhãn do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tự công bố mang tính thông báo về những tín hiệu tốt về môi trường đối với sản phẩm của mình.
Nhãn sinh thái loại 3 (ISO 14025) là chương trình tự nguyện được lượng hoá bằng các dữ liệu về sản phẩm dưới các loại chỉ tiêu do Bên thứ ba có trình độ chuyên môn về sản phẩm định trước và dựa trên sự đánh giá chu trình sống của sản phẩm và được một bên thứ ba có trình độ chuyên môn khác xác nhận.
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng quy trình nhãn sinh thái loại 1 do một tổ chức độc lập công bố. Phương hướng tới, đề nghị tiếp tục áp nhãn loại 3 và dần dần cho áp nhãn loại 2 đối với sản phẩm của Việt Nam. Đồng thời cũng đưa ra các quy định yêu cầu một số hàng hoá nhập khẩu từ các nước phải dán nhãn sinh thái mới được phép lưu thông ở thị trường nội địa. Đây là biện pháp quản lý rất hữu hiệu và phù hợp với quy định TMQT.
- Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
Trong những năm tới, Việt Nam cần ban hành các quy định liên quan đến bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 - bộ các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, trong đó ISO 14001 và ISO 14004 là các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 do ISO ban hành bao gồm những vấn đề lớn về môi trường như quản lý môi trường, đánh giá môi trường, đánh giá chu trình sản phẩm, ghi nhãn môi trường, hoạt động môi trường và các hoạt động khác. Sử dụng hệ thống tiêu chuẩn này sẽ giúp Việt Nam vừa bảo vệ được môi trường trong nước, vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lại vừa quản lý được hàng nhập khẩu theo đúng quy định quốc tế. Do vậy, trong thời gian tới đề nghị các cơ quan quản lý đưa quy định này vào áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước khác vào Việt Nam.
95
3.2.3.2. Gợi ý dành cho các doanh nghiệp
Hệ thống các tiêu chuẩn và quy định về môi trường của Mỹ có thể được chính quyền các cấp xây dựng hoặc do khu vực tư nhân xây dựng. Những tiêu chuẩn do tư nhân xây dựng có thể được đưa vào các quy định chính thức và bắt buộc nếu các cơ quan quản lý nhà nước thấy cần thiết.
Vậy thì ở Việt Nam, công tác xây dựng và sử dụng tiêu chuẩn môi trường một vấn đề lớn không chỉ đối với các nhà quản lý vĩ mô, hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp mà còn là một nhiệm vụ quan trọng số một đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thực vậy, muốn các tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp kiểm dịch… được áp dụng hiệu quả và không bị cho là phân biệt đối xử đối với sản phẩm nhập khẩu thì buộc các doanh nghiệp trong nước cũng phải chấp hành và thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn Chính phủ đã đề ra. Cho nên một số gợi ý về nhiệm vụ các doanh nghiệp trong nước trong quá trình này là:
- Chủ động và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về môi trường Nhà nước đặt ra, không cố tình bỏ qua các yêu cầu về bảo vệ môi trường nhằm thu lợi ích cá nhân, hơn nữa cần tích cực phối hợp với các cơ quan Nhà nước để thúc đẩy quá trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường nhanh chóng, hiệu quả. Hiện nay tình trạng các doanh nghiệp cố tình không chấp hành các tiêu chuẩn quốc tế xảy ra thường xuyên, việc này gây cản trở đối với việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần nâng cao ý thức bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Cần phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp mình bằng cách đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về môi trường... Có như thế thì công tác áp dụng tiêu chuẩn môi trường được thực hiện dễ dàng hơn.
96
3.2.3.3. Gợi ý dành cho người tiêu dùng
Như đã trình bày ở trên, ở Mỹ, những tiêu chuẩn môi trường có thể do khu vực tư nhân xây dựng. Vậy thì người tiêu dùng Việt Nam, một trong bốn chủ thể góp phần hình thành tiêu chuẩn môi trường, nên cần thiết phải có gợi ý đối với chủ thể này để công tác xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường ở Việt Nam có hiệu quả hơn.
- Người tiêu dùng nên có tiêu chí môi trường cụ thể trong việc tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu cũng như hàng hoá trong nước, cần tích cực sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, các sản phẩm áp nhãn sinh thái hay đáp ứng tiêu chuẩn môi trường để bảo vệ sức khoẻ bản thân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời để gây áp lực cho các doanh nghiệp trong nước tuân thủ các quy trình xuất sạch, quy trình xả thải và tiêu huỷ sản phẩm.
- Không nên thụ động trông chờ vào Chính phủ mà phải chủ động thành lập các cơ quan, đoàn thể làm nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Các cơ quan này cần phải có tổ chức chặt chẽ và hoạt động dựa trên quyền lợi người tiêu dùng để đưa ra những yêu cầu, gợi ý cho Nhà nước.
3.2.3.4. Gợi ý dành cho các tổ chức xanh phi chính phủ
Hiện nay, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam càng ngày càng lớn mạnh và đã đạt được một số đóng góp nhất định, đặc biệt là Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) được thành lập vào năm 2000. Cùng với xu hướng phát triển của NGOs trên thế giới, các tổ chức này sẽ đóng vai trò ngày càng lớn trong các vấn đề liên quan đến môi trường ở Việt Nam,