Các quy định liên quan đến môi trường

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 84)

Để thực hiện công ước CITES, Nghị định 11/2002/NĐ-CP ngày 22/1/2002 của Chính phủ về việc quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động thực vật, thực vật hoang dã và Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này quy định:

- Cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và nhập nội từ biển vì mục đích thương mại mẫu vật của các loại động vật, thực vật hoang dã được quy định trong Phụ lục 1 của công ước CITES.

76

- Đối với xuất nhập khẩu, tái xuất hoặc nhập nội từ biển các mẫu vật thuộc các phụ lục khác của CITES, hoặc các mẫu vật không nhằm mục đích thương mại, hoặc có nguồn gốc gây nuôi sinh sản hoặc trồng cấy nhân tạo chỉ được thực hiện khi có giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam).

Luật bảo vệ môi trường quy định việc nhập khẩu hoá chất độc hại, chất phóng xạ, công nghệ, máy móc, thiết bị phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Luật bảo vệ môi trường cũng nghiêm cấm việc nhập khẩu máy móc công nghệ, thiết bị không đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường.

Quyết định 46/2001/QĐ-TTg về quản lý xuất,nhập khẩu giai đoạn 2001- 2005 và Thông tư 01/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 hướng dẫn thực hiện Quyết định này quy định:

- Cấm nhập khẩu hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, trong đó có hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng; vật tư, phương tiện đã qua sử dụng gồm 9 nhóm hàng hoá có nhiều khả năng phát thải ODS.

- Ngày 11/12/2001, Bộ trưởng Bộ KHCN & MT đã ký Quyết định ban hành danh mục các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường được phép nhập khẩu để làm nguên liệu sản xuất. Theo quyết định này, các tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu các loại phế liệu đã được xử lý đảm bảo yêu cầu về môi trường thuộc danh mục ban hành kèm theo Quyết định này, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật để bảo đảm phế liệu nhập khẩu không chứa hoá chất độc, chất phóng xạ, chất dễ cháy, dễ nổ, hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động, thực vật có nguy cơ gây dịch bệnh, chất thải y tế và các loại hàng hoá không được phép nhập khẩu theo quy định của Nhà nước, phế liệu nhập khẩu đã được loại bỏ tạp chất, tuy nhiên có thể còn bám dính một lượng không đáng kể mà khó có thể loại bỏ được trong quá trình xử lý, phân loại nhưng không gây ô nhiễm môi trường.

Các quy định chung nhất về quản lý chất thải độc hại qua biên giới được đưa ra tại Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường, theo đó: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu các loại hoá chất độc hại, các phế phẩm

77

vi sinh vật phải được phép của cơ quan quản lý ngành hữu quan và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam, phải nhập khẩu đúng chủng loại và số lượng đã ghi trong giấy phép; nghiêm cấm việc xuất, nhập khẩu chất thải có chứa độc hại.

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 84)