Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 86)

a. Nhãn sinh thái

Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng đã bắt đầu quan tâm đến xây dựng chương trình nhãn sinh thái cho hàng hoá, thể hiện bằng việc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc khởi xướng chương trình đã tiến hành giao nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng. Cụ thể là Tổng cục Môi trường tiến hành nghiên cứu, lấy ý kiến tham vấn của nhiều chuyên gia trong nước cũng như nước ngoài để đề ra một đề cương cho cơ chế cho chương trình cấp nhãn sinh thái ở Việt Nam. Đây là hoạt động nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường và khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng theo hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Chương trình Nhãn xanh Việt Nam được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 3 năm 2009 nhằm mục tiêu liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống.

Để đạt được hiệu quả bảo vệ môi trường, Chương trình Nhãn xanh Việt Nam thực hiện đánh giá khả năng kiểm soát, hạn chế tác động đối với môi trường của các loại sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng theo quan điểm “xem xét toàn bộ vòng đời sản phẩm”. Theo đó, lợi ích môi trường mà mỗi sản phẩm có khả năng mang lại từ việc giảm thiểu phát thải các loại chất gây ô nhiễm, chất độc hại ra môi trường từ các khâu khai thác nguyên/vật liệu, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cho đến khi thải bỏ đối với loại hình sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng đó sẽ được xem xét

78

và đánh giá trên cơ sở các bộ tiêu chí được xây dựng riêng cho từng loại hình sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.

Bóng đèn huỳnh quang của Điện quang và bột giặt Tide của Công ty trách nhiệm hữu hạn Procter & Gramble là những sản phẩm đã được cấp thí điểm Nhãn xanh Việt Nam. Bóng đèn huỳnh quang của Điện quang là sản phẩm an toàn, tiết kiệm, có hiệu suất sáng cao, tiết kiệm điện năng. Bột giặt Tide của Công ty trách nhiệm hữu hạn Procter & Gramble, sản phẩm tẩy rửa được sử dụng máy giặt, giặt tay giúp cho vải vóc, quần áo trắng sạch hơn, không chứa các chất độc hại, nguy hiểm [44]. Các sản phẩm đạt Nhãn xanh Việt Nam đã đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng và những tiêu chí về môi trường.

Việc sản phẩm được gắn Nhãn xanh Việt Nam giúp cho nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh sản xuất đồng thời nâng cao, nhận thức tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm có thương hiệu, có chất lượng, thân thiện với môi trường do người Việt Nam sản xuất.

b. Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO và HACCP

Trong những năm gần đây Việt Nam đã tăng cường và tạo điều kiện để các ngành, các doanh nghiệp áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (ISO) như ISO 9000, ISO 14000, HACCP.

Năm 2000, Việt Nam đã ban hành TCVN: ISO 14020 Environmental labels and declarations (chứng nhận và công bố nhãn hiệu môi trường)– nguyên tắc chung, theo Quyết định số 2596/2000/QĐ-93 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Và hiện nay, một số các doanh nghiệp đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

c. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá của Việt Nam bao gồm: Tiêu chuẩn Việt Nam; Tiêu chuẩn ngành; Tiêu chuẩn cơ sở, trong đó hệ thống TCVN đã được đưa vào áp dụng với trên 5.600 tiêu chuẩn quốc gia.

79

Mặc dù các Tiêu chuẩn môi trường chỉ là một số ít trong số các TCVN song, theo quy định tại Quyết định 50/2006/QĐ-TTg ngày 7/3/2006 về danh mục hàng hoá, sản phẩm phải kiểm tra chủ yếu là các sản phẩm liên quan đến các lĩnh vực an

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 86)