Những tồn tại

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 89)

- Đối với các biện pháp kiểm dịch động thực vật, mặc dù đã có nhiều quy định, pháp lệnh, thông tư nhắc đến, nhưng những quy định này còn rất mới mẻ đối với Việt Nam, mặt khác công tác kiểm tra giám sát chưa tốt nên công tác kiểm dịch hầu như tiến hành không thường xuyên, hiệu lực kém (việc này có lẽ thực hiện tốt nhất sau khi có dịch SARS, và dịch cúm gia cầm) do đó chưa tác động đáng kể đối với việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường cũng như tạo ra được hàng rào bảo hộ trong nước.

- Về các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường, chỉ có một số ít trong số các tiêu chuẩn đặt ra là bắt buộc áp dụng. Công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá chưa được thực hiện tốt, mục tiêu loại trừ những mặt hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường chưa được đảm bảo.

Mặc dù Việt Nam đã là thành viên của 3 tổ chức tiêu chuẩn quốc tế lớn nhất thế giới là ISO, Liên minh Viễn thông Quốc tế và Uỷ ban Kỹ thuật điện Quốc tế

81

nhưng hệ thống TCVN so với quốc tế còn một khoảng cách khá xa để có thể đạt mức hài hoà. Và dù Việt Nam đã đẩy mạnh mức độ hài hòa hoá nhưng hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều TCVN đã trở nên lạc hậu, chưa phù hợp với yêu cầu của TBT và SPS. Theo đánh giá sơ bộ, chỉ có khoảng 1200 trong tổng số 5600 tiêu chuẩn quốc gia hiện hành là hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng. Thông thường sau 5-6 năm, các tiêu chuẩn đều phải được rà soát lại để sửa dổi cho phù hợp nhưng Việt Nam có nhiều tiêu chuẩn tồn tại đã nhiều năm vẫn chưa thay đổi. Hàng trăm tiêu chuẩn cũng cần soát xét và nâng cấp để phù hợp với các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế: HACCP, GMP (đối với thực phẩm), ISO 9000 (đối với các sản phẩm khác) hoặc kết hợp cả hai hệ thống tiêu chuẩn.

- Việt Nam đã bắt đầu có nhiều chương trình về môi trường nhưng cơ bản chỉ đang ở mức độ cố gắng làm giảm mức độ ô nhiễm chứ chưa thực sự sử dụng các tiêu chuẩn này như một rào cản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước, sức khoẻ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

- Các tiêu chuẩn môi trường chủ yếu chịu sự quản lý chuyên ngành của các Bộ chủ quản song hệ thống quy định quản lý chuyên ngành của Việt Nam còn thiếu cụ thể, rất nhiều mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành như hoá chất độc hại, nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu… chưa có quy định cụ thể và phù hợp.

- Chưa có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong xây dựng các tiêu chuẩn môi trường. Ví dụ như nhập khẩu hoá chất độc hại do Bộ Công nghiệp quản lý, tuy nhiên các quy định của Bộ Công nghiệp mới chỉ chú ý đến tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá nhập khẩu, chưa quan tâm đến những tiêu chuẩn về môi trường như yêu cầu về an toàn trong vận chuyển và bảo quản hoá chất, bao bì hoá chất và xử lý rác thải…

- Hệ thống luật pháp còn kém phát triển, khả năng thực hiện và cưỡng chế thực thi các quy định của luật còn yếu. Có thể thấy được vấn để này qua đơn cử một ví dụ trong việc thực hiện Luật Thuế Bảo vệ môi trường: Quy định thu thuế mặt hàng túi ni-lông.

82

+ Việc đưa túi nhựa xốp (túi ni-lông) vào đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, thay đổi hành vi của người tiêu dùng khuyến khích sản xuất các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Nhưng sau hơn 1 tháng có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2012, việc thu thuế mặt hàng này vẫn còn nhiều khó khăn.

+ Thứ nhất, là do tiêu chí thu thuế chưa rõ ràng: Những quy định về thu thuế của Luật BVMT thiếu cụ thể. Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường, túi ni lông không thân thiện với môi trường phải đóng thuế từ 30 đồng – 50 nghìn đồng/kg. Nhưng việc xác định tiêu chí túi ni-lông thân thiện hay không thân thiện với môi trường không dễ. Vừa qua, Bộ TN&MT trình Chính phủ xem xét phê duyệt bộ tiêu chí “Nhãn xanh Môi trường” để xác định túi ni lông thân thiện với môi trường, đó phải là túi phân hủy sinh học hoàn toàn với thời gian tối đa khoảng 3 năm. Nhưng kiểm định xác định tiêu chí này khá tốn kém. Đưa ra khoản thuế phải nộp với sản phẩm túi ni lông từ 30-50 nghìn đồng, nhưng luật không quy định cụ thể trường hợp nào nộp thuế 30 nghìn đồng/kg, trường hợp nào nộp thuế 50 nghìn đồng/kg. Quy định này tạo kẽ hở để doanh nghiệp tìm cách khai để nộp thuế thấp. Do đó, nếu không có hướng dẫn cụ thể điều kiện và đối tượng chịu thuế, sẽ tồn tại nhiều kẽ hở làm nảy sinh tiêu cực. Nhưng đến thời điểm này, Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức thu thuế. Do đó, việc thu thuế đối với các cơ sở sản xuất, các sản phẩm trong diện phải nộp thuế vẫn chưa được triển khai. Không chỉ thiếu những tiêu chí, quy định cụ thể, Luật thuế BVMT có nguy cơ bỏ sót các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ.

+ Khó kiểm soát cơ sở nhỏ lẻ: thuế BVMT nhằm vào các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dựa trên lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhưng hiện nay còn lượng lớn cơ sở sản xuất túi ni lông, dép nhựa, áo mưa,… nhỏ lẻ, cơ quan chức năng chưa kiểm soát được lượng sản phẩm tiêu thụ hằng ngày. Bởi hầu hết cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được đóng thuế bằng hình thức giao khoán. Việc kiểm định, tính toán

83

lượng sản phẩm tiêu thụ không được làm thường xuyên. Đáng chú ý, loại túi ni lông được tiêu thụ phổ biến trên thị trường có xuất xứ từ cơ sở nhỏ lẻ.

+ Gần như 100% các cơ sở tái chế không có hệ thống xử lý nước thải như quy định, môi trường làm việc của người công nhân không bảo đảm vệ sinh. Những sản phẩm này không những gây hại cho người sử dụng mà quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Các cơ sở thường mua những hạt nhựa tái sinh, tái chế với giá khoảng 20-30 nghìn đồng/kg. Do không bị tác động nhiều bởi việc nộp thuế nên giá túi ni lông ở cơ sở này cũng chỉ tăng khoảng 5- 10% so với trước khi có quy định nộp thuế bảo vệ môi trường. Nếu không có sự kiểm soát cơ sở sản xuất nhỏ lẻ sẽ tạo áp lực cạnh tranh với cơ sở sản xuất quy mô lớn hơn; đồng thời không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường.

Triển khai áp thuế bảo vệ môi trường đối với túi ni lông nói riêng và các sản phẩm khác nói chung góp phần bảo vệ môi trường, tạo nguồn thu để phục vụ việc khắc phục sự cố môi trường, bảo vệ môi trường. Song nếu không có quy định và tổ chức thực hiện phù hợp thì khó đạt mục tiêu ban đầu.

- Vấn đề đáng lo ngại nhất là năng lực pháp luật rất hạn chế trong việc đòi hỏi được đền bù thông qua bất cứ cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế nào. Cuộc chiến cá tra và cá basa với Mỹ và vụ kiện về bán giá tôm chỉ là bước khởi đầu cho những tranh chấp thương mại mà sẽ xảy ra nhiều hơn khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế. Vấn đề ở đây là phải tạo ra một hệ thống pháp luật công bằng, minh bạch, đồng bộ và hợp lý để giải quyết hiệu quả các vấn đề nảy sinh.

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 89)