Nhân tố thúc đẩy việc tăng cường sử dụng rào cản mô

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 34)

Hệ thống rào cản môi trường trong TMQT rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Thống kê từ năm 2003 cho thấy đã có đến hơn 40 rào cản môi trường đối với thương mại quốc tế trong hơn thập kỷ qua và dự kiến sẽ có ít nhất 20 rào cản được áp dụng [15]. Hiện nay, số lượng các rào cản môi trường được áp dụng trên thế giới vẫn chưa được thống kê đầy đủ. Hầu

26

hết các rào cản này được EU đưa ra, số còn lại là từ Nhật, Mỹ và các hiệp định môi trường đa phương.

Việc sử dụng ngày càng nhiều các rào cản thương mại môi trường là do các quy định môi trường ngày càng tăng. Nếu thập kỷ trước chỉ mới có các hướng dẫn (guide) thì hiện nay phạm vi sử dụng các biện pháp thương mại để bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Ở châu Âu, các chương trình về các quy định môi trường mới được dự đoán sẽ tăng trong tương lai.

Việc thực hiện các biện pháp đề cập trong Nghị định thư Kyoto và Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc có thể sẽ đưa ra các quy định môi trường mới. Các chuyên gia thương mại Mỹ nhấn mạnh mối e ngại về ảnh hưởng tiềm năng tới thương mại theo hướng mà EU đang đi [15] . Nghĩa là các bước thi hành các biện pháp môi trường của EU có thể ảnh hưởng rất nhiều đến thương mại thế giới. Vì vậy, cuộc họp thượng đỉnh RioEarth (năm 1992) dựa trên các công cụ quốc tế để cải thiện môi trường đã thông qua đường lối của cộng đồng quốc tế về thương mại và môi trường - trên tinh thần hợp tác thay vì áp bức.

Điều này được thể hiện trong trường hợp bảo vệ loài cá heo. Mỹ đã đơn phương áp đặt lệnh cấm đối với cá ngừ nhập khẩu, buộc các nước thay đổi phương pháp đánh bắt để bảo vệ cá heo, lệnh cấm này hiện đã được thay thế bằng một công ước quốc tế trong đó các thành viên của công ước cam kết thông qua trong luật quốc gia các quy định về đánh bắt cá để bảo vệ loài cá heo.

Tuy nhiên, EU cam kết sẽ tiếp tục sử dụng các biện pháp thương mại nhằm buộc các đối tác phải tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường. Điều này cho thấy EU muốn quy trình thực hiện và các điều khoản của WTO thay đổi để cho phép áp dụng các hạn chế thương mại dựa trên phương pháp chế biến và sản xuất sản phẩm, (cho phép nhập khẩu vào thị trường với điều kiện các nước nhập khẩu phải thông qua các tiêu chuẩn về môi trường của EU). EU theo đuổi việc thông qua phiên bản các nguyên tắc phòng ngừa trong MEAs và trong các tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế. Liên minh này mong muốn các quy tắc WTO được điều chỉnh phù hợp, WTO sẽ hợp pháp hóa các điều khoản thương mại trong MEAs và EU đã

27

chính thức tuyên bố rằng tự do hóa các rào cản thương mại nông nghiệp trong WTO là dựa trên điều kiện chấp nhận chính sách môi trường của EU trong thương mại nông nghiệp.

Hầu hết các rào cản tập trung vào các ngành dệt may, nông nghiệp (bao gồm ngành thực phẩm) và khu vực lâm nghiệp, và vào các lĩnh vực có phạm vi nhỏ hơn như lĩnh vực điện tử và hàng hóa tiêu dùng.

Các rào cản ở EU tập trung vào ngành dệt may và may mặc (hàng thuộc da chịu tác động mạnh nhất); ngành nông nghiệp và thực phẩm (gạo, rau quả, rượu, tôm và gia cầm); ngành chế biến hàng hóa tiêu dùng, điện tử (hoá chất, thiết bị điện và điện tử, đồ chơi và ô tô); ngành chế biến lâm sản và đồ gỗ (gỗ ván, gỗ ép). Ở Mỹ, khu vực bị tác động chủ yếu là ngành nông nghiệp và đánh bắt cá. Hàng nhập khẩu bị tác động lớn là lương thực, nông sản thô, tôm cá và nhiên liệu. Ở Nhật, hàng dệt may và nông sản, chủ yếu là lương thực bị ảnh hưởng lớn nhất. Các rào cản đặt ra ở Canada thì đặt ra chủ yếu đối với hàng ôtô và nhiên liệu nhập khẩu.

Đáng chú ý rằng ngành nông nghiệp, dệt may và may mặc là hai bộ phận thương mại đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển - các nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa tháo gỡ các rào cản thương mại truyền thống chậm chạp nhất.

Nhìn chung, trong những năm gần đây, rào cản môi trường của các nước trên thế giới ngày càng phát triển, đặc biệt là Mỹ và EU. Đó cũng là do sự phát triển kinh tế nói chung và khi khoa học công nghệ phát triển thì họ muốn vươn tới một môi trường tốt hơn. Các nước trên thế giới vẫn luôn theo đuổi một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

1.2.2. Tác động của rào cản môi trường đối với TMQT

Về cơ bản, rào cản môi trường tác động đến rất nhiều quốc gia trên thế giới. Các rào cản môi trường của EU chủ yếu ảnh hưởng đến hàng xuất khẩu lâm sản và thiết bị điện tử từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương và hàng xuất khẩu nông sản,

28

lương thực và dệt may của cả châu Á Thái Bình Dương và Nam Á. Cụ thể, hàng lương thực nhập khẩu từ Malaysia, Indonesia, Phillippines, Thái Lan và Peru, Chile và Mexico; hàng dệt may từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Phillipin; và hàng nông sản từ Thái Lan và Việt Nam.

Trong số các thành viên của EU, các rào cản môi trường ở Hà Lan và Đức tác động tới hàng dệt may đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc. Đồ gỗ đóng gói và hàng tiêu dùng từ Trung Quốc phải đương đầu với các rào cản thương mại môi trường ở Áo.

Rào cản môi trường của Mỹ tác động đến thương mại của một số nước APEC, đáng chú ý là hàng tôm xuất khẩu từ Malaysia và Thái Lan, lương thực xuất khẩu từ Chilê. Rào cản thương mại môi trường của Nhật tác động đến hàng lương thực xuất khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan.

Bên cạnh đó, có thể thấy được những tác động tích cực cũng như tiêu cực khi xây dựng và áp dụng rào cản môi trường trong thương mại quốc tế.

a. Tác động tích cực

- Thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường: Khi các rào cản thương mại bị bãi bỏ vì mục tiêu tăng lưu thông hàng hoá, thúc đẩy thương mại toàn cầu thì các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật sẽ giữ vai trò hướng người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường vì mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh các vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu đang có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng cao thì việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường ở các nước càng trở nên phổ biến và bắt buộc. Khi đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường (đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định môi trường) dễ được chấp nhận hơn. Thực tế cho thấy các công ty áp dụng các biện pháp quản lý môi trường tốt như ISO 14000, HACCP… dễ được khách hàng chấp nhận hơn, uy tín cao hơn.

- Có khả năng cạnh tranh cao hơn trong tương lai: Việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy định về môi trường trong nhiều trường hợp làm tăng chi phí sản xuất, do vậy trong một thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của

29

doanh nghiệp. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có chứng nhận môi trường như ISO 14000 hay sản phẩm có chứng nhận nhãn sinh thái thì thường có lợi thế hơn trong việc vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất, dễ tiếp cận với các thị trường khó tính, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.

- Thuận lợi trong việc đàm phán quốc tế về các hiệp định thương mại và môi trường: Vấn đề môi trường ngày càng trở nên hết sức quan trọng trong các cuộc đàm phán TMQT. Các quốc gia quan tâm nhiều đến môi trường có thể sẽ thuận lợi hơn trong việc tranh luận, đàm phán để đưa ra các nghị quyết về các vấn đề liên quan đến thương mại và môi trường trong WTO cũng như trong các tổ chức thương mại khu vực.

- Thuận lợi cho quá trình tự do hoá thương mại: Các rào cản môi trường thể hiện qua các quy trình và tiêu chuẩn môi trường, được xây dựng và áp dụng theo nguyên tắc thoả thuận, vì vậy sẽ tạo cơ sở cho việc thống nhất quan điểm của các nước trong cách tiếp cận các vấn đề môi trường liên quan đến thương mại như nhãn sinh thái, quản lý môi trường và đánh giá chu trình sống. Nhận thức và cách tiếp cận thống nhất này sẽ giúp dỡ bỏ nhanh hơn các hàng rào thuế quan và phi thuế quan và như vậy sẽ hỗ trợ cho quá trình thương mại tự do.

b. Tác động tiêu cực

- Gây cản trở trong TMQT: Việc bảo hộ mậu dịch thông qua các hàng rào phi thuế quan đang được nhiều quốc gia áp dụng khi các rào cản về thuế quan buộc phải loại bỏ. Vì vậy, việc vượt qua các rào cản này có thể là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nhiều năm tới, đặc biệt là các doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển, nơi còn thiếu nhiều điều kiện đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu.

- Hạn chế khả năng cạnh tranh: Những cuộc tranh chấp thương mại liên quan đến rào cản môi trường gần đây cho thấy nhiều quốc gia sử dụng rào cản môi trường để hạn chế nhập khẩu cũng như để tăng cạnh tranh xuất khẩu, tăng cường chỗ đứng trên thị trường ngay cả khi chưa có áp lực gay gắt từ xuất khẩu nước ngoài. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ điều kiện áp dụng rào

30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cản môi trường để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình. Thực tế này là một thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển cũng như đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà các biện pháp môi trường có thể làm tăng đáng kể chi phí sản xuất, do vậy làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá từ các nước này.

- Thách thức đối với các nước đang phát triển: Thứ nhất, các doanh nghiệp của các nước đang phát triển không có hệ thống quản lý tại chỗ, do đó có những khó khăn đáng kể trong việc áp dụng các hệ thống quản lý phức tạp hơn. Thứ hai, do điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật kém, các doanh nghiệp của các nước đang phát triển có thể phải đối mặt với các chi phí cao hơn các doanh nghiệp ở các nước phát triển trong việc thu thập thông tin đầy đủ về toàn bộ các quy định và tiêu chuẩn phải áp dụng.

- Thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt khi áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường là: thiếu nguồn tài chính cần thiết, thiếu cán bộ có trình độ, khó tiếp cận các nguồn thông tin; khó đạt được sự giảm bớt các chi phí để việc đầu tư vào môi trường sinh lãi; khó đảm bảo nguyên liệu thô được sản xuất theo các tiêu chí môi trường; thiếu cơ sở kỹ thuật và công nghệ để đạt được giá cả cạnh tranh. [10].

31 Thâm hụt thương mại tháng 3 năm 2012 là 51,8 tỷ $ Nhập khẩu Xuất khẩu Cán cân Tỷ $ Tỷ $ Tháng 3/2010 Tháng 3/2011 Tháng 3/2012 CHƯƠNG 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG RÀO CẢN MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI CỦA MỸ

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU CỦA MỸ

Hiện nay và trong nhiều thập kỷ nữa, Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới. Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi Mỹ hắt xì hơi thì cả thế giới bị cảm lạnh”. Mỹ đóng vai trò chi phối kinh tế thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục điện ảnh, tư vấn…

Sau đây là vài nét khái quát về thị trường nhập khẩu của Mỹ.

2.1.1. Kim ngạch nhập khẩu

Mỹ đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại điều này cho thấy sức nhập khẩu của Mỹ là vô cùng lớn.

Hình 2.1. Thương mại quốc tế hàng hóa và dịch vụ của Mỹ từ tháng 3 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012

32

Nhìn vào biểu đồ ta thấy đường nhập khẩu nằm về phía trên, có xu hướng đi lên và có độ dốc hơn so với đường xuất khẩu. Chỉ tính riêng trong tháng 3 năm 2012 tại Mỹ:

+ Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 186.800.000.000$, (trong đó: xuất khẩu hàng hoá 132.700.000.000$, và xuất khẩu dịch vụ 54.100.000.000$) là cao nhất được ghi nhận.

+ Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 238.600.000.000$, (trong đó: nhập khẩu hàng hoá 200.300.000.000$, và nhập khẩu dịch vụ $38.300.000.000$) là cao nhất được ghi nhận.

+ Nếu như trong tháng 2 năm 2012 thâm hụt thương mại quốc tế của quốc gia trong hàng hóa và dịch vụ là 45.400.000.000$ thì thâm hụt thương mại quốc tế của quốc gia trong hàng hóa và dịch vụ đã tăng lên đến 51.800.000.000$ vào tháng 3, khi nhập khẩu tăng thêm so với xuất khẩu [45].

Trước sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặc dù số liệu thống kê mới dừng ở tháng 3 năm 2012 nhưng cũng có thể dự báo một năm tiếp tục nhập siêu của Mỹ.

2.1.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Dưới đây là sơ đồ cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Mỹ trong năm 2011.

Thực phẩm, đồ uống (4,1%) Nguyên vật liệu công nghiệp (32,3%)

Máy móc, thiết bị (22,5%) Động cơ và phương tiện vận tải (14,2%)

Hàng hóa tiêu dùng (23,7%) Các mặt hàng khác (3,2%)

Hình 2.2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Mỹ năm 2011

33

Xem xét số liệu ở sơ đồ trên, có thể thấy mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ là nguyên vật liệu công nghiệp như thiết bị truyền thông, thép, gỗ, nhựa, thuỷ tinh… và các mặt hàng tiêu dùng như hàng dệt may, đồ chơi, giày dép, dụng cụ làm bếp, đồ nội thất…

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cảnh báo sang năm 2013, Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái nếu quốc hội nước này không thể dừng được chương trình cắt giảm chi tiêu và tăng thuế đã được hoạch định vào tháng 1/2013. Theo đó, Washington phải cắt giảm chi tiêu 1,2 tỷ USD ở thời điểm chương trình giảm thuế trị giá nhiều tỷ USD hết hiệu lực, khiến người tiêu dùng cũng phải cắt giảm chi tiêu [41].

Khi người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu, chắc chắc xuất khẩu vào Mỹ sẽ khó khăn khăn hơn. Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 60% GDP của cả nước. Do ảnh hưởng của việc nền kinh tế Mỹ suy thoái, các công ty xuất khẩu Việt Nam sẽ bị tác động mạnh vì ít có nền kinh tế nào lại chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn như Việt Nam, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, giày dép... sẽ bị cắt giảm đầu tiên.

34

Bảng 2.1: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Mỹ

STT Mặt hàng Xuất khẩu ĐVT 2 tháng/2012 % tăng, giảm 2T/2012 so với cùng kỳ năm trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng Trị giá (USD) Lượng (%) Trị giá (%)

1 Hàng dệt may USD 1.078.419.394 15,57

2 Giày dép các loại USD 282.418.955 22,53

3 Gỗ và sản phẩm gỗ USD 215.861.815 31,09

4 Hàng thuỷ sản USD 141.976.172 8,68

5 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

USD 122.705.327 67,48 6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác USD 121.722.804 104,73 7 Cà phê Tấn 37.481 87.754.700 11,32 17,19 8 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù USD 71.646.990 43,33 9 Sản phẩm từ sắt thép USD 63.118.728 195,91

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 34)