Khái niệm chung về rào cản môi trường

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 26)

1.1.2.1. Khái niệm

Như đã đề cập ở trên, các quốc gia đang có xu hướng sử dụng một số loại rào cản phi thuế quan tinh vi, phức tạp dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu về môi trường, trong đó phổ biến nhất là rào cản “xanh”, hay còn gọi là rào cản môi trường. Có thể nói rằng rào cản môi trường là một loại rào cản phi thuế quan mới trong hệ thống các rào cản TMQT mà nội dung chủ yếu là các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm và các sản phẩm trực tiếp phục vụ cuộc sống của con người như đồ dùng gia đình, sản phẩm dệt may, giày dép, đồ nhựa… Rào cản môi trường có thể được ứng dụng linh hoạt dưới nhiều hình thức khác nhau.

Cụ thể như sản phẩm muốn nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn mức độ chất thải ô nhiễm, khả năng tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu sản xuất có ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái; các loại bao bì có tái sử dụng được hay không. Nhiều nước khác sử dụng rào cản môi trường như một công cụ để đánh thuế lên sản phẩm nhập khẩu. Và tùy theo mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm mà doanh nghiệp phải đóng một khoản tiền nhất định. Điều này làm suy giảm đáng kể khả năng cạnh tranh về giá của doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường các nước này.

Hiện nay, rào cản môi trường là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực TMQT, song định nghĩa chính thống về nó lại chưa có nhiều. Có thể xem xét một số định nghĩa về rào cản môi trường như sau:

Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động sản xuất, từ việc sử dụng nguyên vật liệu đến trình độ công nghệ sản xuất; từ xử lý chất thải đến tận thu, sử dụng tái chế chất thải; từ việc áp

18

dụng các biện pháp giảm thiểu phát thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi trường… Các nước áp dụng nhiều loại rào cản này là khu vực châu Âu, châu Mỹ và một số nước phát triển ở châu Á”[10].

Một điểm đáng lưu ý ở đây là rào cản môi trường không nên được xem như một sự đồng nghĩa với tiêu chuẩn môi trường. Tất cả các tiêu chuẩn môi trường có tác động đến thương mại, gây cản trở cho quá trình TMQT mới được xem là rào cản môi trường, còn các tiêu chuẩn đơn thuần quy định môi trường, chỉ tác động về mặt môi trường thì không được xem là rào cản.

Bên cạnh đó, trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) khi nghiên cứu đề tài “Chủ nghĩa đơn phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe doạ đến sự thịnh vượng của thương mại ngày càng gia tăng” đã mô tả: “rào cản môi trường được định nghĩa như là các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác động đến thương mại; các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích môi trường; các hạn chế thương mại môi trường đơn phương; các biện pháp thâm nhập thị trường với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường; các hạn chế thương mại đặt ra theo quy tắc MEAs [15].

Định nghĩa trên đã đưa ra một số khái niệm có thể được xem như rào cản môi trường. Hầu hết các rào cản môi trường bao gồm các quy tắc và tiêu chuẩn mang tính bắt buộc. Nó đòi hỏi các nhà xuất khẩu muốn xâm nhập vào thị trường nước mình phải thực hiện biện pháp môi trường như một điều kiện bắt buộc. Tuy nhiên, hầu như rào cản môi trường được các quốc gia áp dụng đơn phương và thông qua các hiệp định về môi trường đa phương. Một số ý kiến cho rằng sự kiểm nghiệm cuối cùng về tính hợp pháp của các rào cản thương mại môi trường là nó có phù hợp với các nguyên tắc của WTO hay không. Từ trước tới nay trong WTO, một biện pháp được coi là phù hợp với các quy tắc của WTO hay không chỉ đến khi được ban hội thẩm quyết định.

19

1.1.2.2. Phân loại

Trong TMQT, rào cản môi trường được sử dụng với nhiều hình thức, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, vì vậy việc phân loại rào cản môi trường là rất khó khăn. Sau đây là một số cách phân loại rào cản môi trường:

Theo nghiên cứu của Lê Hoàng Lan [10], có 2 loại rào cản môi trường thường được áp dụng, đó là:

- Áp dụng đánh thuế tài nguyên: các nước phát triển xây dựng các tiêu chuẩn hàng hoá trong đó quy định nghiêm ngặt hàm lượng tài nguyên thô như là một biện pháp bảo vệ môi trường, ngăn chặn khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, hàng hoá của các nước đang phát triển muốn nhập khẩu vào các nước này sẽ phải chịu thuế nhiều hơn vì hàm lượng tài nguyên thô lớn, điều đó hạn chế lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển trong sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Sử dụng các tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn, dán nhãn sinh thái như rào cản bảo hộ sản phẩm sản xuất trong nước, chống lại các sản phẩm và công nghệ nhập khẩu với lý do các sản phẩm và công nghệ này không đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm của nước sở tại.

Báo cáo của trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) và trường đại học Monash đã căn cứ vào:

- Các rào cản được xác định từ các thông báo chính thức, các báo cáo đối với WTO, từ các biện pháp tiềm năng thứ cấp coi như là các rào cản và các đánh giá của các nhà nghiên cứu.

- Nguồn nghiên cứu sơ cấp bao gồm các điều luật quốc gia, các quy định và nguồn tài liệu chính thống. Các tài liệu, các báo cáo với WTO của UNCTAD và OECD cũng được sử dụng. Nguồn thứ cấp như một số nghiên cứu cụ thể về các rào cản thương mại do UNCTAD và OECD đặt ra cũng được sử dụng cho nghiên cứu…

Từ đó báo cáo này đã phân loại rào cản môi trường thành 4 nhóm:

20

 Các rào cản thương mại môi trường tiềm năng: Bao gồm các biện pháp có tiềm năng sẽ trở thành rào cản hoặc hoạt động như một rào cản mặc dù thực tế không có sự phân biệt đối xử thương mại.

 Các biện pháp liên quan: bao gồm các quy định trên nền tảng môi trường mặc dù không thực sự đáp ứng như định nghĩa trên, cũng có thể đóng vai trò là các rào cản môi trường đối với thương mại.

 Các biện pháp thương mại liên quan đến môi trường theo quy định MEAs

a. Các rào cản thương mại môi trường

* Các tiêu chuẩn quy định mức độ độc hại của sản phẩm

Các quy định này đặt ra các mức độ về độc tính và dư lượng của một số chất nhất định trong các sản phẩm áp đặt rào cản thương mại thông qua việc cấm sử dụng các chất và các sản phẩm, hoặc đưa ra các mức dung sai thấp đối với các chất bị cấm. Trong một số trường hợp, chúng được coi là rất cần thiết để áp dụng một “biện pháp phòng ngừa”. Ví dụ, các quy định giới hạn mức độ aflatoxin trong thực phẩm của EU chặt chẽ hơn so với các tiêu chuẩn Codex quốc tế và nghiêm ngặt hơn so với các tiêu chuẩn của Mỹ. Một số tiêu chuẩn quy định mức độ độc hại của sản phẩm của các quốc gia ban hành được thống kê chi tiết trong Phụ lục 1.

* Các tiêu chuẩn chứng nhận marketing

Các tiêu chuẩn chứng nhận marketing có thể tạo ra rào cản thương mại khi: - Đòi hỏi việc buôn bán sản phẩm phải tuân thủ theo các yêu cầu môi trường dựa trên một biện pháp ngăn ngừa

- Có liên quan đến các quy trình hay các thành phần được sử dụng trong sản xuất sản phẩm thay vì dựa vào bản chất của sản phẩm đó.

Các tiêu chuẩn chứng nhận marketing được xem là rào cản môi trường được nêu trong Phụ lục 2.

* Các tiêu chuẩn thu hoạch sản phẩm

Các rào cản môi trường này áp dụng đối với các sản phẩm bị cấm trên thị trường vì không đáp ứng được một số tiêu chuẩn môi trường nhất định khi thu hoạch hoặc áp dụng cho quy trình sản xuất và phương pháp chế biến phải tuân thủ

21

các tiêu chuẩn môi trường như một điều kiện bắt buộc để được đưa ra thị trường. Mục đích nhằm hạn chế thải các chất ô nhiễm và lãng phí nguồn tài nguyên không tái tạo.

Tuy nhiên việc áp dụng các rào cản loại này trong TMQT đang gây nhiều tranh cãi vì trên thực tế việc áp dụng chúng nhằm vào những mục đích khác nhau. Nhiều trường hợp vì lý do môi trường, nhưng không ít trường hợp xuất phát từ mục đích bảo hộ mậu dịch. Chẳng hạn việc Mỹ cấm nhập khẩu cá ngừ của Mêhicô, tôm của Thái Lan vì các nước này đã sử dụng các phương pháp đánh bắt có khả năng ảnh hưởng đến loài cá heo và rùa biển. Hay Cộng hoà Liên bang Đức cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hoá của Phần Lan vì chúng được sản xuất từ loại giấy có nguồn gốc là gỗ rừng nguyên sinh khai thác trái phép ở Inđônêxia.

Các tiêu chuẩn thu hoạch sản phẩm được xem là rào cản môi trường được nhắc trong Phụ lục 3.

* Các nghĩa vụ tái chế, loại bỏ và xả thải sản phẩm

Rất nhiều quy định đã đặt ra nghĩa vụ đối với sản phẩm và nhà nhập khẩu bằng cách đưa vào các yêu cầu môi trường trong quy trình tái chế và loại bỏ sản phẩm. Quy định “Toàn bộ vòng đời sản phẩm” tham gia vào quy trình sản xuất của nước thi hành và tạo ra nghĩa vụ để tập hợp và tái chế bao bì. Các tiêu chuẩn, quy định về nghĩa vụ tái chế, loại bỏ và xả thải sản phẩm được nhắc đến trong Phụ lục 4.

* Các yêu cầu về bao bì và dán nhãn mác

Yêu cầu về bao bì liên quan đến việc xử lý bao bì sau tiêu dùng. Thống kê cho thấy 25-30% số lượng rác thải sinh ra từ một hộ gia đình tiêu biểu ở các nước Châu Âu là rác thải bao bì và chi phí xử lý rác thải chiếm một phần đáng kể so với toàn bộ chi phí sản xuất [15]. Các tiêu chuẩn về bao bì được áp dụng vì các lý do môi trường bao gồm việc cấm sử dụng các loại sau đây: bao bì có chứa các chất độc hại; bao bì được sản xuất từ các nguyên liệu bị cấm; và bao bì khó có khả năng tái chế hoặc xử lý sau khi tiêu dùng. Các tiêu chuẩn, quy định về bao bì và dãn nhãn mác được xem là rào cản môi trường được thống kê trong Phụ lục 5.

22

* Các tiêu chuẩn dựa trên hiệu suất năng lượng hay giảm thiểu sự phát nhiệt Một vài quy định sử dụng rào cản môi trường như là một điều kiện để lưu thông hàng hoá. Các tiêu chuẩn này quy định các sản phẩm phải đáp ứng một số tiêu chuẩn về hiệu suất môi trường nhất định. Ví dụ: Tiêu chuẩn toả nhiệt đối với phương tiện xe cộ và động cơ (Luật bảo vệ môi trường Canada) do Cananda ban hành năm 1999.

* Các quy định tuân thủ quy định MEAs và các Hiệp ước quốc tế khác

Các quy định được áp dụng theo MEAs tạo ra các rào cản môi trường khi chúng sử dụng các hạn chế thương mại để cấm hoặc ngăn cản lưu thông một số sản phẩm nhất định nhằm phù hợp với một Hiệp định quốc tế nào đó. Ví dụ: Quy định 2037/2000 chiếu theo Hiệp định Protocol về các chất phá huỷ tầng ôzôn và Hội nghị Viên nhằm bảo vệ tầng ôzôn của EC.

b. Các rào cản môi trường thương mại tiềm năng

Một vài biện pháp có tiềm năng trở thành những rào cản môi trường, nhưng chúng vẫn chưa có hiệu lực hoặc vẫn đang trong giai đoạn dự kiến thực hiện. Kể cả các tiêu chuẩn quy định về cắt giảm có hiệu quả nguồn năng lượng và các quy định chiếu theo một vài điều khoản trong MEAs cũng như các hiệp định quốc tế khác.

c. Các biện pháp liên quan

Các biện pháp liên quan sử dụng các yêu cầu có liên quan đến môi trường – những yêu cầu không bị phân biệt đối xử thương mại. Tuy nhiên, chúng có thể được áp dụng như những rào cản đối với thương mại bằng cách bắt buộc kiểm định môi trường và yêu cầu giấy chứng nhận – những điều mà các nước nhập khẩu đang phát triển khó lòng đáp ứng được. Các biện pháp dựa trên tiêu chuẩn quốc tế hoặc không lạm dụng quá mức hay quá nghiêm ngặt các yêu cầu môi trường dù có thể gây ra các rào cản thì đều được xem xét là các biện pháp liên quan hơn là các rào cản thương mại môi trường. Các biện pháp liên quan được sử dụng như rào cản môi trường được thống kê trong Phụ lục 6.

d. Các biện pháp thương mại theo các Hiệp định môi trường đa phương

Một số vài MEAs tạo ra rào cản thương mại đối với các nước đang phát triển khi chúng bao gồm những điều khoản cho phép sử dụng hạn chế thương mại nhằm

23

đáp ứng các mục tiêu môi trường được quy định bởi Hiệp định, trong một số trường hợp đi ngược lại các nền kinh tế (Phụ lục 7).

Một phần của tài liệu Rào cản môi trường trong thương mại của Mỹ và hàm ý cho Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)