Phân công công việc hợp lý giữa các bộ phận, giữa các nhân viên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam, Hà Nội (Trang 39)

Có một tình hình chung tại các DNLH nói chung và tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam nói riêng là quá trình phân công công việc còn chưa rõ ràng, một nhân viên còn đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau và có sự bất hợp lý trong phân công công việc. Ví dụ như nhân viên điều hành đôi khi phải kiêm nhiệm thêm công việc của nhân viên marketing, điều này sẽ làm giảm chất lượng của công việc và đôi khi sẽ làm ảnh hưởng tới doanh số của phòng kinh doanh. Nếu công tác marketing được phân chia tại hai bộ phận sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu và phương thức làm việc của phòng kinh doanh, dẫn đến sự không thống nhất về phương thức làm việc và thiếu sự liên kết.

Để tránh tình trạng này, Công ty cần thiết lập ra một bảng phân công công việc thật rõ ràng và chi tiết cho từng phòng ban, sau đó các trưởng phòng sẽ lấy đó làm căn cứ phân công công việc chi tiết cho các nhân viên của mình để làm việc. Trong quá trình phân công, cần phân chia công việc theo từng mảng khách hàng như:

- Đối với nhân viên điều hành: Các nhân viên sẽ đảm nhiệm công tác điều hành tour theo đối tượng khách hàng của mình như: Với bốn nhân viên điều hành, sẽ có hai nhân viên chuyên trách về mảng khách du lịch quốc tế và hai nhân viên chuyên trách về mảng khách du lịch nội địa. Trong mảng khách du lịch quốc tế, sẽ có một nhân viên chuyên các tour du lịch Đông Nam Á và Trung Quốc, một nhân viên sẽ chuyên trách về các mảng còn lại. Trong mảng khách du lịch nội địa, sẽ phân thành chuyên trách đối với các tour miền Bắc và các tour miền Trung trở vào Nam. Việc phân công như vậy sẽ giúp các nhân viên nắm vững được thông tin về tour, tuyến để phục vụ nhu cầu của du khách.

- Đối với nhân viên kinh doanh: Các nhân viên phòng kinh doanh cũng cần phân công công việc theo mảng thị trường khách tương tự như nhân viên phòng điều hành để các nhân viên có thể nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu và đặc điểm của các khách hàng trong tập thị trường khách hàng của mình để chăm sóc trước, trong và sau bán. Đồng thời hiểu nhu cầu của khách hàng để tư vấn những tour phù hợp nhất. Riêng các nhân viên thị trường thị lại cần phải có sự liên kết thất tốt trong quá trình chăm sóc khách hàng vì đối với 1 khách hàng, họ có thể có nhu cầu đi du lịch nhiều nơi, nhiều quốc gia cùng một khoảng thời điểm và chỉ khi có sự liên kết thì phòng kinh doanh mới đạt hiệu quả làm việc cao.

Ngoài ra, cần phải sử dụng các nhân viên linh hoạt, một nhân viên có thể đảm nhận nhiều vị trí, có sự hỗ trợ cao trong công việc giữa các bộ phận. Nhất là vào dịp cao điểm của mùa du lịch, các nhân viên kinh doanh rất có thể sẽ phải tham gia dẫn tour để đảm bảo nhân lực cho các bộ phận này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam, Hà Nội (Trang 39)