Thực trạng bố trí và sử dụng nhân lực tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam, Hà Nội (Trang 29)

Di sản Việt Nam

Tình hình sử dụng nhân lực tại Công ty được thể hiện thông qua định mức lao động, tổ chức lao động và công việc.

2.2.2.1. Thực trạng xác định định mức lao động tại Công ty

Đối với một DNLH chuyên cung cấp các sản phẩm du lịch tới khách hàng như Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam thì việc xác định định mức lao động cho các nhân viên là một việc làm hết sức khó khăn vì công việc mang tính thời vụ và sản phẩm là vô hình. Tuy nhiên, Công ty vẫn đặt ra được một số định mức công việc cho các nhân viên trong một khoảng thời gian như: Hướng dẫn viên phải dẫn tối thiểu 20 ngày tour trong chính vụ, nhân viên kinh doanh phải mang về 5 hợp đồng trong một tháng, mỗi ngày có 1 bài viết mới trên website của Công ty… Định mức trên còn tùy thuộc vào tình hình thực tế để đánh giá và có chế độ thưởng - phạt sao cho nâng cao được hiệu quả lao động của nhân viên mà các nhân viên vẫn cảm thấy vui vẻ.

2.2.2.2. Tình hình tổ chức lao động và công việc tại Công ty a) Phân công lao động:

Đội ngũ nhân lực hiện tại của Công ty tính đến năm 2014 là 27 nhân viên được phân bổ hợp lý ở các bộ phận.

Với một giám đốc đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cấp cao nhất và một trợ lý để trợ giúp những công việc cần thiết cho giám đốc. Giám đốc công ty là người lãnh đạo chung có nhiệm vụ quản lý chỉ đạo thực hiện mọi công tác hoạt động quản lý kinh doanh của Công ty như: Tổ chức bộ máy quản lý, là người phê duyệt các quyết định tuyển dụng nhân lực, đào tạo, bổ nhiệm, quyết định khen thưởng, kỷ luật đối

với tất cả các thành viên trong Công ty, là người đề ra chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty.

Phòng điều hành với 4 nhân viên, có vai trò trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với các cơ sở cung cấp dịch vụ: khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, dịch vụ giải trí,… để lên kế hoạch và triển khai các tour du lịch trọn gói, đồng thời giám sát chặt chẽ để giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo về thời gian và chất lượng của tour du lịch. Các nhân viên phòng điều hành cũng phải duy trì mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, phối hợp hoạt động với các bộ phận khác để đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, thống nhất trong công việc.

Phòng kinh doanh gồm 7 nhân viên, đảm nhiệm việc tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế, duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ và tìm kiếm các khách hàng mới cho Công ty. Các nhân viên kinh doanh phải tiến hành xây dựng các chương trình du lịch từ lịch trình đến mức giá, chủ động trong việc thiết kế các chương trình du lịch mới cũng như chính sách quảng cáo của công ty. Phòng kinh doanh cũng là phòng có nhiệm vụ đề xuất và xây dựng các phương án mở rộng phạm vi kinh doanh, mở thêm các chi nhánh của Công ty.

Phòng hướng dẫn 11 người, các hướng dẫn viên sẽ được phân công hướng dẫn khách du lịch đến các điểm du lịch theo chương trình đã ký kết và thực hiện các công việc theo yêu cầu của lãnh đạo. Các nhân viên phòng hướng dẫn có nhiệm vụ xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viên chuyên nghiệp, tăng cường bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề nghiệp tốt, đáp ứng nhu cầu về hướng dẫn viên của Công ty.

Một nhân viên phòng vé được bố trí để chuyên đặt các vé máy bay, vé tàu… cho khách du lịch và các khách khác. Giúp Công ty có thêm doanh thu và có thêm nhiều thông tin về khách hàng tiềm năng.

Cuối cùng là 2 nhân viên phòng tài chính – kế toán – nhân sự. Hai nhân viên của phòng vừa phải quản lý sổ sách, chứng từ kế toán, cân đối thu chi và lập báo cáo theo yêu cầu của lãnh đạo; vừa đảm nhiệm việc lên kế hoạch về tuyển dụng nhân sự và các chính sách đãi ngộ nhân viên cũng như quản lý nguồn vốn, tham mưu cho Giám đốc sử dụng có hiệu quả tài sản, nguồn vốn của Công ty theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, không trái với pháp luật nhằm bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Công ty.

Mỗi phòng ban lại có một trưởng phòng phụ trách việc phân công và sắp xếp công việc cho các nhân viên của bộ phận mình sao cho hợp lý nhất. Mỗi phòng ban đảm nhiệm những công việc chuyên môn theo đúng lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, giữa các phòng ban luôn có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau trong quá trình tư vấn và phục vụ khách hàng.

b) Xác định quy chế làm việc:

Quy chế làm việc tại Công ty chính là một số quy định mà mọi nhân viên đều phải tuân thủ và chấp hành một cách tự giác. Quy chế tại Công ty TNHH Du lịch và

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty TNHH Du lịch và Dịch vụ Di sản Việt Nam, Hà Nội (Trang 29)