Đồ thị hình 3.10 và 3.11 mô tả ảnh hưởng của số lần chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng khử gốc tự do DPPH của dịch chiết rong mơ.
Kết quả ảnh hưởng của số lần chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số được
lượng polyphenol tổng số (p < 0,05). Ở lần chiết đầu tiên, hàm lượng polyphenol tổng số trong rong mơ thu được là 13,13 mg GAE/g rong khô. Giá trị này giảm mạnh ở lần chiết thứ 2 (3,63 mg GAE/g rong khô) và lần chiết thứ 3 (1,35 mg GAE/g rong khô). Kết quả này phù hợp với lý thuyết của quá trình chiết. Ban đầu hàm lượng các hợp chất polyphenol trong rong cao, tạo nồng độ chênh lệch cao giữa bên trong và bên ngoài màng tế bào, quá trình khuếch tán diễn ra nhanh chóng. Theo thời gian chiết, hàm lượng polyphenol trong rong giảm dần, quá trình khuếch tán ra dung môi chiết do đó cũng giảm.
Hình 3.10. Ảnh hưởng của số lần chiêt đến hàm lượng polyphenol tổng số
(Chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p < 0,05)
Ảnh hưởng của số lần chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH được trình bày trong hình 3.11. Kết quả cho thấy số lần chiết ảnh hưởng đến khả năng khử gốc tự do DPPH. Ở lần chiết thứ nhất, khả năng khử gốc tự do DPPH trong dịch chiết rong mơ thu được là 94,17%. Giá trị này giảm dần ở lần chiết thứ 2 (76,69%) và lần chiết thứ 3 (72,75%). Như vậy, khi chiết lần 1 thu được dịch chiết có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn đáng kể so với khi chiết lần 2 và lần 3 (p < 0,05).
Như vậy, từ kết quả này có thể kết luận rằng, sự ảnh hưởng của số lần chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa là tương tự nhau. Do đó, các hợp chất polyphenol có thể là thành phần chính đóng góp vào khả năng chống oxy hóa của dịch chiết rong mơ.
Hình 3.11. Ảnh hưởng của số lần chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH
(Chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p < 0,05)