Thử nghiệm khả năng chống oxy hóa của dịch chiết rong mơ S mcclure

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của dịch chiết rong mơ sargassum mcclurel in vitro và ứng dụng để hạn chế sự oxy hóa lipid trên thịt cá thu (Trang 52)

trên thịt cá thu bảo quản lạnh

Khả năng chống oxy hóa của dịch chiết rong mơ S. mcclurei được thử

nghiệm trên thịt cá thu bảo quản lạnh bằng cách xác định chỉ số TBARS (các chất phản ứng với acid Thiobarbituric). Phân tích TBARS đã được đề nghị cách đây hơn 40 năm và hiện nay phương pháp này được sử dụng phổ biến để xác định sự oxy hóa lipid. Phương pháp đo Malonaldehyde (MDA) này được hình thành như sản phẩm tách ra của một endoperoxide của các acid béo không bão hòa từ sự oxy hóa lipid. Nó là tiền đề hình thành MDA từ các acid béo. MDA được phản ứng với acid thiobarbituric (TBA) hình thành chất có màu hồng (TBARS) được đo quang phổ

hấp thụ ở bước sóng 532-535nm 49.

Các chất phản ứng với TBA được xác định theo phương pháp của Lemon (1957) với một sự hiệu chỉnh nhỏ. Tóm tắt: Khoảng 2 g thịt cá thu đã được xay nhuyễn trộn với 10 ml dung dịch chiết TCA 7,5% và tiến hành chiết trong thời gian 10 phút, sau đó lọc qua giấy lọc Whatman No.40. Phần dịch lọc thu được trộn với dung dịch TBA 0.02 M theo tỷ lệ thể tích bằng nhau để đạt thể tich tổng cộng là 10

ml trong một ống nghiệm và giữ ở nhiệt độ 90C trong 30 phút . Sau đó làm nguội

dưới vòi nước chảy đến nhiệt độ phòng trước khi đi xác định độ hấp thu quang học ở bước sóng 532 nm (Spectrophotometer, Carry 50, Varian, Australia). Hàm lượng

Malonaldehyde (MAD) được tính toán từ đường cong chuẩn được xây dựng với

nồng độ MAD từ 0,01 đến 0,05 M. Kết quả được báo cáo là M MAD/g thịt cá.

Mỗi phân tích được thực hiện lặp lại hai lần. Kết quả báo cáo là giá trị trung bình 

độ lệch chuẩn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng chống oxy hóa của dịch chiết rong mơ sargassum mcclurel in vitro và ứng dụng để hạn chế sự oxy hóa lipid trên thịt cá thu (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)