hóa lipid trên thịt cá thu trong quá trình bảo quản lạnh
Chuẩn bị dịch chiết cô đặc:
Cân chính xác 15 g nguyên liệu rong mơ khô cho vào bình nón thủy tinh có dung tích 500 ml. Tiếp theo, 300 ml dung dịch 30% ethanol được thêm vào và tiến hành chiết ở điều kiện chiết thích hợp đã được xác định ở các bước trên (nhiệt độ
chiết 60C, thời gian chiết 30 phút) trong bể ổn nhiệt (Elmasonic, Germany). Kết
thúc quá trình chiết, hỗn hợp được lọc qua giấy lọc Whatman No. 11. Dịch chiết thu được cô đặc bằng máy cô quay chân không (Buchi-Thụy Sĩ) đến khối lượng không đổi. Sau đó, dịch chiết khô được hòa tan lại vào 40 ml nước cất và sử dụng để bảo quản thịt cá thu.
Xử lý nguyên liệu cá thu:
Cá thu nguyên liệu còn tươi được mua tại chợ Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, được bảo quản lạnh bằng nước đá trong thùng xốp và vận chuyển về phòng
thí nghiệm Trường Đại học Nha Trang. Trước khi thí nghiệm, cá được rửa sạch để loại bỏ tạp chất, rong rêu và một phần vi sinh vật bám trên bề mặt. Tiếp theo cá được fillet, loại bỏ da, rửa sạch để ráo và xay nhuyễn bằng máy nghiền trục vít. Thịt cá xay nhuyễn được sử dụng để nghiên cứu tác dụng hạn chế sự oxy hóa lipid của dịch chiết rong mơ.
Tiến hành thí nghiệm:
Cho chính xác 5 ml dịch chiết cô đặc vào 59 g thịt cá xay nhuyễn, trộn đều
và bảo quản trong khay nhựa ở 4C. Mẫu đối chứng cũng được chuẩn bị tương tự
như trên, ngoại trừ dịch chiết cô đặc được thay bằng nước cất. Sau 0, 1, 3, 5và 7 ngày bảo quản, tiến hành lấy mẫu và đánh giá sự oxy lipid bằng phươngpháp TBARS (hình 2.8).
Hình 2.8. Bố trí thí nghiệm ứng dụng dịch chiết rong mơ để hạn chế sự oxy hóa
lipid thịt cá thu trong quá trình bảo quản lạnh ở t=4C
Trộn thịt cá với dịch chiết cô đặc theo tỷ lệ 10/1 (w/v)
Bảo quản lạnh ở 4C trong môi trường
không khí lạnh
0 ngày
Đánh giá sự oxy hóa lipid theo phương pháp TBARS
7 ngày
1 ngày 3 ngày 5 ngày
Xử lý
Xay nhuyễn