Đồ thị hình 3.4; 3.5 và 3.6 thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa của dịch chiết rong mơ.
Từ kết quả nghiên cứu ở đồ thị hình 3.4 cho thấy, nhiệt độ chiết có ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol. Kết quả này cũng phừ hợp với kết quả công bố
của Dent và cộng sự (2013) khi nghiên cứu trên đối tượng thực vật học (Salvia
officinalis), công bố này đã chỉ ra rằng hàm lượng polyphenol tổng số phụ thuộc
vào nhiệt độ chiết.
Khi tăng nhiệt độ chiết từ 30 đến 60C thì hàm lượng polyphenol tăng từ
3,33 đến 13,13 mg GAE/g rong khô. Khi tiếp tục tăng nhiệt độ lên từ 60 đến 75C
có thể thấy tại nhiệt độ 60C sẽ cho hàm lượng polyphenol cao nhất 13,13 mg GAE/g rong khô. Kết quả nghiên cứu của Chew và cộng sự (2011) khi nghiên cứu
trên đối tượng rau má đã lựa chọn nhiệt độ tối ưu là 65C, nghiên cứu của
Benmeziane và cộng sự (2014) khi nghiên cứu trên đối tượng nho tươi đã báo cáo
nhiệt độ tối ưu để tách chiết polyphenol từ nho là 60C.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả chiết các hợp chất polyphenol từ thực vật cũng như rong biển. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định được rằng hàm lượng polyphenol trích ly được
từ rong mơ tăng dần cùng với nhiệt độ chiết trong khoảng từ 30 đến 60C. Kết quả
này có thể được giải thích như sau: khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng cường khả năng hòa tan của chất tan và hệ số khuếch tán (Spigno và cộng sự, 2007). Khi nhiệt độ tăng cũng giúp cho quá trình bẽ gãy màng cellulose, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giải phỏng phóng các hợp chất polyphenol. Ngoài ra, khi tăng nhiệt độ chiết có thể ức chế hoạt động của một số enzyme gây ra quá trình oxy hóa các hợp chất polyphenol, điều này cũng giúp hàm lượng polyphenol chiết được cao (Brijesh và cộng sự, 2012). Nhiệt độ tăng thì độ nhớt của dung môi giảm, do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chiết xuất, tốc độ phản ứng giữa các thành phần hóa học trong rong với cồn tăng làm tốc độ khếch tán các chất tan trong tế bào rong ra môi trường ngoài, vì vậy tốc độ hòa tan polyphenol sẽ tăng lên đẫn đến hàm lượng
polyphenol thu được cao 1. Tuy nhiên, khi tăng nhiệt độ chiết cao thì có thể gây
phá hủy các hợp chất polyphenol đặc biệt là những chất không bền với nhiệt độ cao (Chew và cộng sự, 2011).
Do đó, khi nhiệt độ tăng cao đến 75C thì hàm lượng polyphenol có xu
hướng giảm. Điều đó có thể quan sát thấy rằng khi nhiệt độ cao đến điểm sôi của
ethanol là 78,5C thì làm mất dung môi ethanol. Khi đó, nồng độ các chất hữu cơ sẽ
tăng cao còn nồng độ dung môi giảm làm giảm phân cực, vì vậy gây bất lợi cho quá trình chiết polyphenol cũng như mang lại hiệu suất chiết các hợp chất polyphenol thấp (Liyana và cộng sự, 2005; Chan và cộng sự, 2009).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng 60C là nhiệt độ thích hợp để chiết các hợp chất polyphenol từ rong mơ. Kết quả này cũng tương tự với kết quả
công bố của Dent và cộng sự (2013) khi xác định 60C là nhiệt độ sẽ đem lại hiệu
quả nhất cho quá trình chiết các hợp chất polyphenol từ lá Salvia officinalis L.
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng polyphenol tổng
số (Chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p < 0,05)
Từ đồ thị hình 3.5 cho thấy tổng năng lực khử của dịch chiết rong mơ tăng giảm theo nhiệt độ khác nhau. Năng lực khử được đánh giá bằng độ hấp thụ ở bước sóng 700 nm, độ hấp thụ càng lớn chứng tỏ năng lực khử càng cao. Khi nhiệt độ
tăng từ 30 đến 60C thì tổng năng lực khử cũng tăng từ 0,71 đến 0,88 và khi nhiệt
độ tăng từ 60 đến 75C thì tổng năng lực khử lại giảm xuống từ 0,88 đến 0,76. Như
vậy, tương tự với kết quả của hàm lượng polyphenol tổng số, 60C là nhiệt độ chiết
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tổng năng lực khử
(Chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p < 0,05)
Hình 3.6 cho thấy nhiệt độ chiết cũng ảnh hưởng tới khả năng khử gốc tự do DPPH theo xu hướng tương tự như hàm lượng polyphenol tổng số và tổng năng lực
khử. Cụ thể, khi tăng nhiệt độ từ 30 đến 60C thì khả năng khử gốc tự do DPPH
tăng dần từ 57,13 đến 94,17% nhưng khi tiếp tục tăng nhiệt độ từ 60 đến 750C thì
khả năng khử gốc tự do DPPH cũng có xu hướng giảm từ 94,17 đến 80,13%.Như
vậy, dịch chiết thu được khi chiết ở nhiệt độ 60C có khả năng khử gốc tự do DPPH
(94,17%) cao nhất (p 0,05). Điều này có thể được giải thích như sau: Khi nhiệt độ
tăng quá cao thì hoạt tính chống oxy hóa giảm vì nhiệt độ tăng cao sẽ là tăng tốc độ phản ứng các thành phần trong rong và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Do đó, những chất không bền với nhiệt sẽ bị phá hủy hoặc bị kích thích phản ứng làm thay đổi trạng thái ban đầu, vì vậy chúng sẽ cũng sẽ bị mất đi hoạt tính ban đầu.
Như vậy, để thu được dịch chiết từ rong mơ có hàm lượng các chất
polyphenol cao và khả năng chống oxy hóa mạnh thì nhiệt độ chiết ở 60C là thích
hợp. Từ kết quả này có thể kết luận rằng, sự ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng polyphenol tổng số và khả năng chống oxy hóa là tương tự nhau. Do đó, các hợp chất polyphenol có thể là thành phần chính đóng góp vào khả năng chống oxy hóa của dịch chiết rong mơ.
Hình 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH
(Chữ cái trên cột khác nhau chỉ ra sự khác nhau có ý nghĩa thống kê p < 0,05)