2.3.4.1. Chưa có sự thống nhất cao về nhận thức đối với FDI.
Nhận thức về quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về thu hút FDI của các bộ, ngành, địa phương còn thiếu nhất quán. Điều này đã dẫn tới tình trạng chần chừ, do dự trong việc xử lý nhiều vấn đề liên quan đến FDI, bỏ lỡ nhiều cơ hội
76
thu hút đầu tư.
Luật pháp, chính sách của nước ta tuy không ngừng được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ. Các văn bản hướng dẫn FDI thiếu minh bạch, chưa nhất quán, một số chính sách luôn thay đổi ảnh hưởng đến lợi ích nhà đầu tư và việc thực thi pháp luật chưa nghiêm.
2.3.4.2. Thị trường ôtô còn nhiều hạn chế nên chưa kích thích các doanh nghiệp FDI đầu tư.
Một là, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp. Mặc dù Việt Nam với dân số 90 triệu người là thị trường tiêu thụ tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á. Song nếu so sánh về thu nhập thì với mức thu nhập hơn 1.000 USD/người/năm thì thị trường Việt Nam hiện nay chỉ ở mức phát triển thấp. Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, một quốc gia phải có thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.000 USD/năm trở lên mới tạo thị trường đủ lớn đảm bảo cho công nghiệp ô tô có lợi nhuận và mức 4.000 USD/năm để đảm bảo cho nền công nghiệp ô tô phát triển nhanh. Như vậy, do mức sống của người dân Việt Nam còn quá thấp, chưa tạo ra sức mua lớn về ô tô nên thị trường còn quá nhỏ - Đây là một nhân tố hạn chế khả năng phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp FDI nói riêng.
Hai là, kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam còn yếu kém, chưa đồng bộ. Đường xá chưa phát triển, quy hoạch đô thị chưa phù hợp, lòng đường hẹp, chất lượng xấu (nhà không có chỗ để ô tô, đường phố ít có bãi đỗ ô tô…). Mặc dù số lượng ô tô lưu hành chưa nhiều, chỉ đạt 8 xe/1000 dân, nhưng đã gây ra sự quá tải đối với hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta, nhất là ở các đô thị lớn. Do mạng lưới giao thông đường bộ chưa phát triển, nên trong những năm qua Nhà nước đã đánh thuế cao nhằm hạn chế nhu cầu đầu tư mua sắm ô tô của người dân, điều này cũng đã dẫn tới quy mô thị trường ô tô ở Việt Nam nhỏ lại.
2.3.4.3. Tỷ lệ nội địa hóa chậm.
Các doanh nghiệp FDI thực hiện tỷ lệ nội địa hoá chậm là do các nguyên nhân sau: Một là, hiện nay có tới 16 doanh nghiệp đang hoạt động với sản lượng xe sản xuất và tiêu thụ quá thấp, bình quân khoảng 5.000 đến 10.000 xe/năm, nhưng có tới
77
hàng chục loại xe khác nhau, trong khi đó sức mua trong nước còn yếu, lại không có thị trường xuất khẩu nên dẫn tới thị phần của mỗi nhà sản xuất quá nhỏ, nên không đủ quy mô kinh tế để có thể đầu tư vào các dây chuyền sản xuất linh kiện, phụ tùng một cách có hiệu quả.
Hai là, hệ thống các cơ sở cơ khí của Việt Nam hiện tại chưa đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm mà các doanh nghiệp FDI muốn đặt hàng. Chúng ta mới sản xuất được các loại phụ tùng ô tô đơn giản, không có hàm lượng công nghệ cao như các loại cabin, thùng xe, ắc quy, kính, dây điện, săm lốp… Còn đối với các bộ phận quan trọng của ô tô như động cơ, hộp số, bộ phận truyền động thì chưa có đơn vị nào ở trong nước sản xuất có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI.
Ba là, chính sách bảo hộ của Nhà nước trong thời gian qua đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ô tô đã lợi dụng chính sách đó để tăng lợi nhuận qua mức thuế suất thuế nhập khẩu chênh lệch quá cao giữa xe nhập nguyên chiếc và xe lắp ráp trong nước [18, tr 3]. Các doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện về lắp ráp xe được ưu đãi thuế nhập khẩu thấp bằng 1/2-1/3 so với nhập khẩu xe nguyên chiếc. Với chính sách này, chỉ cần doanh nghiệp đầu tư một dây chuyền đơn giản chi phí thấp, thực hiện 4 công đoạn cuối cùng là hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định, rồi nhập toàn bộ linh kiện về lắp ráp là được ưu đãi thuế. Như vậy sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nội địa hóa, khó hình thành ngành công nghiệp ôtô và giá xe không thể giảm.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân mang lại hậu quả ngoài ý muốn của Nhà nước là các liên doanh có xu hướng đẩy lùi tiến trình nội địa hóa với lý do hợp lý là dung lượng thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ bé. Mặc dù công suất thấp, thị phần nhỏ nhưng các doanh nghiệp FDI vẫn có lãi, vì vậy họ cũng không cần vội vàng trong việc tăng tỷ lệ nội địa hoá.
2.3.4.4. Việc chuyển giao công nghệ chậm.
Các doanh nghiệp FDI chậm chuyển giao công nghệ là do các nguyên nhân sau: Một là, do Việt Nam không có được đội ngũ các kỹ sư, các nhà quản lý cao
78
cấp và đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao nên việc tiếp thu công nghệ chuyển giao mới chỉ dừng lại ở mức độ hướng dẫn dạy nghề, vận dụng theo các bước được chỉ dẫn.
Hai là, các nhà đầu tư nước ngoài muốn có một sự phụ thuộc nhất định từ phía Việt Nam, nên chủ yếu chuyển giao công nghệ lắp ráp không thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất chi tiết, phụ tùng.
Ba là, Nhà nước chưa có những chủ trương khuyến khích cũng như hỗ trợ công tác R&D của các cơ sở nghiên cứu công nghệ trong nước để nâng cao trình độ công nghệ của phía Việt Nam trong liên doanh. Do vậy, nếu so với mức chi phí cơ hội hàng năm Nhà nước phải chịu do ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài (trung bình 500 triệu USD/năm) thì mức độ chuyển giao và trình độ công nghệ mà chúng ta nhận được như hiện nay hoàn toàn không tương xứng. Việt Nam vẫn chưa làm chủ được công nghệ sản xuất ô tô và bị phụ thuộc vào quyết định sản xuất của bên nước ngoài.
2.3.4.5. Công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI còn yếu kém.
Trong quản lý Nhà nước về FDI còn quá coi trọng khâu thẩm định cấp Giấy phép đầu tư, chứ chưa quan tâm thích đáng đến quản lý sau khi cấp Giấy phép, chưa giải quyết kịp thời và dứt điểm các vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Đánh giá tình hình đầu tư nặng về số lượng, chưa coi trọng chất lượng, còn bệnh thành tích trong các cơ quan quản lý các cấp. Mặt khác, tổ chức bộ máy công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước về FDI còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhất là về luật pháp quốc tế, ngoại ngữ và kinh nghiệm thương trường. Một số ít cán bộ yếu kém về phẩm chất đạo đức, chậm đổi mới tư duy, còn chịu ảnh hưởng phong cách quản lý, điều hành từ thời bao cấp theo cơ chế xin – cho, nên gây phiền hà cho các doanh nghiệp FDI, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam. Vai trò đại diện của bên Việt Nam trong liên doanh là thụ động, nên việc thực hiện các cam kết khi cấp Giấy phép đầu tư của đối tác nước ngoài còn chậm chạp và không có vai trò quan trọng trong quản
79
80
CHƢƠNG 3
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NGÀNH
CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM