Tiềm năng phát triển của thị trường ôtô Châu Á

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh mới (Trang 35)

1.3.1.1. Mức thu nhập của người dân ngày càng tăng.

Mức tăng về thu nhập tính theo đầu người tại các nước đang phát triển sẽ nhanh hơn tại các nước phát triển. Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng trong sức mua, đến năm 2020 tại các nước đang phát triển, sức mua sẽ chiếm ¾ trên tổng sức mua của toàn thế giới. Chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm tới 43%.

Trên thế giới tầng lớp trung lưu cũng ngày càng gia tăng. Trong vòng 8 năm tới, số lượng người có mức thu nhập 5-10 nghìn và thậm chí 10-20 nghìn USD/năm trên toàn thế giới sẽ có khoảng trên 650 triệu. 2/3 số người này là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Do đó, việc mua sắm ô tô, đi lại bằng máy bay, đi du lịch của tầng lớp này sẽ ngày càng tăng.

Tại các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á, thu nhâp tăng nên chất lượng cuộc sống được cải thiện, thị hiếu tiêu dùng ở khu vực này đang dần thay đổi, bắt đầu xuất hiện nhu cầu mua các vật dụng đắt tiền và xa xỉ hơn (như ô tô, đồ điện tử gia dụng chẳng hạn). Người tiêu dùng tại các nước đang phát triển đang thừa hưởng các giá trị từ các sản phẩm của phương Tây. Các thương hiệu lớn ngày càng có chỗ

25

đứng tại các nước này. Hàng có thương hiệu và hợp mốt ngày càng được chú trọng và càng có nhiều người sử dụng.

1.3.1.2. Tỷ lệ tăng trưởng bán lẻ cao.

Bán lẻ trên thế giới sẽ thay đổi rõ nét. Tại các nước phát triển do khủng hoảng nên sức mua giảm, còn ở các nước đang phát triển thì lại tăng do thu nhập bình quân vẫn có xu hướng tăng và do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ.

Hiện nay, mức độ tăng trưởng bán lẻ trên thế giới phụ thuộc rất nhiều vào mức sống của các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và châu Á. Năm 2008 bán lẻ tại thị trường Bắc Mỹ và châu Âu chiếm 53% tổng bán lẻ của toàn cầu, tuy nhiên theo dự báo đến 2015 tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn khoảng 43% , xấp xỉ với khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Số người giàu tại các nước đang phát triển sẽ ngày càng giàu hơn và thói quen mua sắm của nhóm người này dần dần sẽ giống nhóm người giàu tại các nước phát triển. Tỷ lệ hàng xa xỉ sẽ được họ mua nhiều hơn so với hàng thực phẩm ăn uống. Hệ thống siêu thị và đại siêu thị sẽ phát triển mạnh mẽ tại khu vực này. Buôn bán trên Internet các mặt hàng như điện tử gia dụng sẽ ngày càng trở nên phổ biến.

1.3.1.3. Xu hướng tăng trưởng tiêu dùng ô tô diễn ra mạnh mẽ.

Theo dự báo của các nhà phân tích, thị trường xe hơi châu Á sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ chóng mặt trong vài năm tới bởi châu Âu và Mỹ đã bão hòa cung - cầu. Thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN về lâu dài có tiềm năng lớn do mật độ người/xe còn rất cao so với các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật. Là khu vực tập trung đông dân cư nhất thế giới nhưng tỉ lệ sử dụng xe còn rất thấp do thu nhập của người dân còn thấp, trung bình trên 100 người/1xe; Tuy nhiên, khi chất lượng cuộc sống đang ngày một được cải thiện nhanh chóng tại các quốc gia này nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, đây quả là miền đất hứa cho các nhà sản xuất xe biết tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu tại các thị trường này.

Bảng 1.1: Số lƣợng ngƣời/xe của một số quốc gia trên thế giới năm 2012 STT Tên nƣớc Ngƣời/ Xe STT Tên nƣớc Ngƣời/ Xe

26

1 Ấn Độ 244,9 6 Hàn Quốc 8,4 2 Việt Nam 139 7 Nhật Bản 2,9 3 Philipines 118,2 8 Mỹ 1,7 4 Trung Quốc 117 9 Canada 2 5 Thái Lan 54 10 Italia 1,9

Nguồn: Báo cáo tăng trưởng ôtô toàn cầu năm 2012 của Hiệp hội Ôtô quốc tế (IATF)

Bên cạnh đó, xu hướng mua ôtô như biểu hiện của sự giàu có ngày càng lan rộng, ngay cả ở những nước có hệ thống phương tiện giao thông công cộng phát triển. Doanh số xe hơi ở hầu hết các nước châu Á đều đạt tốc độ phát triển 2 con số, dẫn đầu là Trung Quốc, Thái Lan và Philippine. Năm 2013, lượng xe hơi tiêu thụ ở Trung Quốc tăng 56% khoảng 1,1 triệu chiếc, Philippine tăng 20%, Thái Lan 36%. Thị trường ô tô của khu vực này có thể khởi sắc như vậy là nhờ kinh tế khu vực đang tăng trưởng mạnh, tự do hóa thương mại và lãi suất cho vay thấp.

Ngoài ra, một số hãng sản xuất ô tô đã đưa ra các sản phẩm có giá thành hợp với các nước đang phát triển để thâu tóm thị trường tiềm năng này cũng như thu hút sự đầu tư từ các hãng khác trên thế giới. Điều này đã góp phần kích thích sự gia tăng tiêu dùng ô tô của khu vực. Ví dụ như, GM của Mỹ đã đầu tư vào dòng xe rẻ tiền Chevrolet của Daewoo Hàn Quốc và vào công ty Delphi của Trung Quốc để cho xuất xưởng những mẫu xe giá rẻ phù hợp thu nhập của người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh mới (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)