Thực trạng về mạng lưới sản xuất trong ngành công nghiệp ôtô tại Đông

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh mới (Trang 30)

1.2.2.1. Sự phát triển của mạng lưới sản xuất ô tô Đông Á.

Khu vực Đông Á đang được nhìn nhận như là một nhà máy sản xuất ô tô lớn trong đó mỗi quốc gia đóng một vai trò nhất định và đóng góp vào hệ thống sản xuất này. Các quốc gia không cạnh tranh trực tiếp với nhau trong những ngành mà quốc gia khác đã khẳng định ưu thế vượt trội. Thay vào đó, mỗi nước đều phân tích lợi thế so sánh động của mình, xây dựng tích tụ công nghiệp xoay quanh lợi thế này, và tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực để bổ sung và nâng cao năng lực của các quốc gia khác.

Một yếu tố khác thúc đẩy sự hợp tác khu vực trong lĩnh vực chế tạo là tự do thương mại AFTA và các sáng kiến thương mại tự do khác đang thúc đẩy các công ty đa quốc gia xem xét lại chiến lược kinh doanh nói chung và việc tái phân bổ năng lực sản xuất nói riêng. Điều này bao gồm (i) thiết lập một công ty mẹ trong khu vực; (ii) xây dựng một mạng lưới các nhà máy phục vụ cho công ty mẹ; và (iii) tập trung sản xuất, khai thác điểm mạnh cốt lõi của mỗi nước và khai thác các sản phẩm và dịch vụ khác từ các nước khác. Trong ngành ô tô, Thái Lan đã nổi lên như là một trung tâm sản xuất trong khu vực với sự tích tụ lớn các ngành phụ trợ. Tại các nước ASEAN khác, việc lắp ráp ô tô đang được đẩy mạnh, những nhà máy lắp ráp có quy mô lớn hàng năm có thể sản xuất ra 200.000 ô tô. Mặc dầu ngành công nghiệp ô tô tại Malayxia, Indonexia và Philipin chưa phát triển, nhưng các quốc gia này cũng đang đầu tư cho các cơ sở lắp ráp và sản xuất các linh kiện, phụ tùng ô tô [31, tr.12-13 ].

20

Có thể thấy, quá trình tự do hóa thương mại và tăng trưởng xuất khẩu là hai yếu tố thúc đẩy phát triển mạng lưới sản xuất ô tô tại Đông Á. Hoạt động xuất khẩu đã mở đường cho các ô tô sản xuất tại Đông Á thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Đặc biệt là các hãng của Nhật Bản, đang mở rộng các hoạt động sản xuất ra nước ngoài, sau đó xuất khẩu trở lại cho thị trường Nhật Bản. Các hoạt động xuất khẩu được tiến hành rất thuận lợi nhờ mạng lưới các OEM (nhà sản xuất các thiết bị gốc) khu vực hoặc toàn cầu. Hiệu quả của mạng lưới sản xuất ô tô Đông Á đang tăng do tự do hóa thương mại khu vực, và các công ty của Đông Á đã tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Các nước ASEAN đang ký kết các Hiệp định song phương với nhiều quốc gia, quá trình hình thành các khu vực mậu dịch tự do Đông á đang được khởi động. Theo lộ trình giảm thuế được thực hiện từ năm 1996, các hãng lắp ráp ô tô chỉ phải chịu mức thuế nhập khẩu các linh kiện phụ tùng ô tô dưới 5%, nếu như 40% giá trị của sản phẩm có nguồn gốc từ các nước hoạt động sản xuất ô tô trong nội bộ ASEAN. Do đó, có thể khẳng định thị trường ô tô Đông Á sẽ phát triển sôi động, mức cạnh tranh giữa các nhà cung cấp linh kiện phụ tùng, lắp ráp trở nên gay gắt hơn [32, tr.7].

1.2.2.2. Đặc điểm cơ bản của mạng lưới sản xuất ô tô Đông Á.

Mạng lưới mới được phát triển

Ngành công nghiệp ô tô là ngành mới ở các nước Đông Á nên còn có những nước đang phát triển không theo kịp nhịp phát triển của các nước khác. Không đều về trình độ công nghệ nên hầu hết các hãng muốn mở rộng sản xuất của mình thì ngoài đầu tư trực tiếp là xây dựng cơ sở hạ tầng còn phải chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương.

Mạng lưới của những nhà sản xuất ô tô

Trong khu vực Đông Á, mạng lưới sản xuất là mạng lưới của những nhà sản xuất chứ không phải là mạng lưới của những nhà phân phối. Do đó mạng lưới này có cấu trúc giống như chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.

Thị trường có quy mô nhỏ

21

vẹn trong 13 nước. Do đó, mạng lưới sản xuất tập trung nhiều ở Trung Quốc. Còn ở những nước khác thì chủ yếu dựa vào thế mạnh của những nước nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh mới (Trang 30)