Thị trường ôtô ở các nước phát triển đang bão hòa

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh mới (Trang 37)

Vào những năm 1930 của thế kỷ 20, cùng với những thành tựu khoa học kỹ thuật thời đó, công nghiệp ô tô thế giới đã thực sự trở thành một ngành sản xuất đầy sức mạnh với 3 trung tâm sản xuất chính Bắc Mỹ, Tây Âu (từ trước chiến tranh thế giới thứ I) và Nhật Bản (trước chiến tranh thế giới thứ II). Hầu hết các hãng sản xuất có tên tuổi trên thế giới như Ford, General Motor, Toyota, Mercedes-Benz... đều ra đời trước hoặc trong thời kỳ này. Quá trình phát triển của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới có thể chia làm 3 giai đoạn: Trước năm 1945: Nền công nghiệp ô

27

tô của thế giới chủ yếu tập trung tại Mỹ, sản lượng công nghiệp ô tô ở Tây Âu và Nhật Bản rất thấp. Giai đoạn 1945-1960: Sản lượng công nghiệp ô tô của Nhật Bản và Tây Âu tăng mạnh song còn nhỏ bé so với Mỹ. Giai đoạn từ 1960 trở lại đây: Nền công nghiệp sản xuất ô tô xe máy Nhật đã vươn lên mạnh mẽ và đã chiếm vị trí thứ nhất trong ngành công nghiệp to lớn này. Nhật đã trở thành đối thủ số một của Mỹ và Tây Âu trong ngành công nghiệp ô tô. Sản lượng ô tô trên thế giới, từ năm 1960 đến nay, gần như ổn định quanh con số khoảng 50-52 triệu xe/năm, tập trung vào 3 trung tâm công nghiệp lớn là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Riêng 6 tập đoàn lớn của công nghiệp ô tô năm 1999 đã sản xuất tới 82,5% tổng số ô tô thế giới trong đó Mỹ có 3 tập đoàn, Nhật, Đức, Pháp mỗi nước một tập đoàn.

Tuy nhiên, hiện nay sự tăng trưởng trong ngành ô tô của các nước phát triển nói trên cũng đang đạt đến ngưỡng bão hòa. Con số thống kê cho thấy, tại Mỹ cứ 1,7 người dân Mỹ có 1 xe ô tô, ở Canada số người dân trên 1 ô tô là 2 người, ở Italia con số tương ứng là 1,9 người, ở Nhật Bản là 2,9 người trên 1 ô tô…Các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ và Tây Âu trong hơn 10 năm qua chỉ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10%. Nhưng các nước đang phát triển lại đạt được tỷ lệ khá hơn, thị trường ô tô Đông Á kể từ năm 1997 tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 15%. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trừ Nhật Bản và Ôxtraylia chiếm tới 40% mức tăng sản lượng của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, các thị trường mới nổi có triển vọng là Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 15% – 20%. Theo dự báo của Hiệp hội sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA), trong những năm tới thị trường ô tô thế giới chỉ tăng bình quân hàng năm là 2% trong đó các nước Châu Âu hầu như không tăng, Nhật và Mỹ tăng ít còn các nước Châu Á tăng 7% và Nam Mỹ tăng 5%. Thị trường ô tô ở các nước phát triển gần như bão hòa về ô tô phổ thông với chức năng đơn thuần là phương tiện đi lại, bắt đầu chuyển sang phát triển các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, mẫu mã thời trang, có các tính năng đặc biệt [25, tr.29- 32].

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam trong bối cảnh mới (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)