- Yêu cầu về mức độ độc lập của kiểm toán viên
b, Báo cáo kiểm toán * Khái niệm
3.3.2.5. Kiểm tra việc lập dự phòng nợ khó đò
Trên bảng cân đối kế toán, các tài khoản phải thu sẽ được trình bày theo giá trị có thể thực hiện được. Mặt khác, khi tính kết quả kinh doanh thì cần thỏa mãn yêu cầu tương xứng giữa doanh thu và chi phí do vậy việc xác định đúng chi phí về công nợ không thu hồi được sẽ là một trong những vấn đề được đặt ra cho kiểm toán. Nói cách khác, kiểm tra việc lập dự phòng nợ khó đòi để áp dụng yêu cầu lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
Do nhiều thử nghiệm cơ bản thường tiến hành sau khi kết thúc niên độ nên có thể một số nợ được liệt kê vào cuối năm thì đã thu hồi được vào đầu năm sau hoặc một số công nợ khác càng trở nên khó thu hồi. Bằng chứng tốt nhất về khả năng thu hồi được là sự chi trả vào những ngày sau khi niên độ kết thúc và kiểm toán viên có thể dựa vào đó để đánh giá khả năng thu hồi công nợ.
Khi phát sinh những khoản phải thu có số tiền đáng kể và lại bị xóa bỏ do không thu hồi được, thì kiểm toán viên kiểm tra về sự xét duyệt đối với khoản này. Vì nếu không
được xét duyệt, thì có khả năng là một nhân viên gian dối có thể tìm cách xóa bỏ một số khoản nợ để che dấu hành vi đánh cắp ngân quỹ.
Thủ tục kiểm toán thường được sử dụng là lập bảng phân tích dự phòng nợ khó đòi. Kiểm toán viên cần phải lần theo các khoản ghi Nợ vào tài khoản dự phòng đến các chứng từ có liên quan, cũng như tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Ngoài ra, việc tính tỷ lệ các khoản nợ không thu hồi được so với khoản bán chịu, so với chi phí về nợ không thu hồi được và so với khoản dự phòng về nợ khó đòi, cũng có thể là một chỉ dẫn tốt cho kiểm toán viên để làm sáng tỏ các khoản bất thường. Thông thường kiểm toán viên cần phải thực hiện các bước công việc như sau:
• So sánh chi tiết các khoản nợ phân theo nhóm tuổi của năm nay so với năm trước. Xem xét công nợ còn tồn đọng vào cuối năm nhưng vẫn chưa được trả vào các tháng đầu năm sau. Khi đó kiểm toán viên cần lưu ý đến các yếu tố như mức thanh toán cũng như các khoản bán hàng gần nhất cho khách hàng được thực hiện bằng hình thức bán chịu hoặc bán hàng thu tiền ngay.
• Điều tra xem xét các khoản tín dụng lớn hay bất thường.
• Duyệt xét lại các thư xác nhận từ khách hàng, đặc biệt là các khoản công nợ còn đang tranh chấp. Qua đó kiểm toán viên tìm ra dấu hiệu chỉ dẫn về các khoản nợ không thu hồi được.
• Tổng cộng tất cả các khoản ước tính không thu hồi được dựa trên các thủ tục kiểm toán đã thực hiện và lập danh sách những khách hàng nghi ngờ sẽ không đòi được, ghi lý do lập và tính mức dự phòng cần lập.
• Cùng với nhân viên phụ trách tín dụng duyệt xét lại về mọi khoản nợ ước tính không thu hồi được đã được lập ở các bước trên.
• Tính toán và xem xét về số ngày bán chịu, và mối liên hệ giữa khoản dự phòng nợ khó đòi với nợ phải thu, với các khoản bán chịu. Đồng thời phải so sánh với tỷ số của năm trước và đối với mọi khoản chênh lệch lớn thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân.