Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ doanh thu

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần kiểm toán nghiệp vụ (Trang 89)

- TSCĐHH TSCĐVH

7.1.3.3.Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ doanh thu

- Kiểm tra tính có thực của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tồn tại

hoặc phát sinh). Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện ra các nghiệp vụ bán hàng

và cung cấp dịch vụ không xảy ra nhưng lại bị ghi chép vào sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Các thủ tục có thể bao gồm:

+ Tìm hiểu chính sách ghi nhận doanh thu của đơn vị có phù hợp với chế độ kế toán hiện hành hay không và có nhất quán với niên độ kế toán trước hay không?

+ Đối chiếu nghiệp vụ bán hàng được ghi nhận trên sổ kế toán, nhật ký bán hàng với chứng từ gốc có liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn bán hàng….kết hợp với kiểm tra, xem xét quá trình thanh toán.

+ Kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ bán hàng có quy mô lớn và đối chiếu với nghiệp vụ thu tiền như phiếu thu, giấy báo có tiền gửi ngân hàng và các chứng từ có liên quan. Nếu hàng đó đã được thanh toán, bị trả lại thì đó là bằng chứng khẳng định nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra.

- Kiểm tra tính đầy đủ của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (đầy đủ/trọn vẹn). Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện ra các nghiệp vụ bán hàng và

cung cấp dịch vụ thực tế xảy ra.

Để khẳng định tính đầy đủ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thông thường kiểm toán viên đối chiếu từ chứng từ gốc lên sổ kế toán. Theo cách đó kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng vào sổ chi tiết, nhật ký bán hàng nhằm đảm bảo các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp các dịch vụ đã phát sinh đều được phản ánh vào sổ kế toán một cách đầy đủ.

- Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chính xác máy móc). Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện ra những sai

phạm trong việc tính toán số tiền ghi nhận doanh thu. Các thủ tục có thể gồm:

+ Kiểm tra số lượng, đơn giá, tính toán trên hóa đơn bán hàng; kiểm tra việc quy đổi tỷ giá đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ có gốc ngoại tệ; đối chiếu số liệu trên hóa đơn bán hàng với sổ chi tiết và sổ tổng hợp doanh thu.

+ So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng….để xác định chủng loại và số lượng hàng hóa tiêu thụ.

+ Đối chiếu với chính sách giá bán của đơn vị để xác định đơn giá của hàng hóa tieu thụ. Xem xét các khoản chiết khấu, giảm giá xem có phù hợp với chính sách tín dụng của đơn vị và chế độ kế toán hiện hành.

- Kiểm tra việc phân loại và trình bày doanh thu bán hàng (phân loại và trình bày). Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện ra việc phân loại và trình bày doanh

+ Kiểm tra việc hạch toán doanh thu trên sổ kế toán để đảm bảo rằng doanh thu được hạch toán đúng.

+ Kiểm tra việc phân loại doanh thu: Phân biệt doanh thu bán chịu (đối chiếu số liệu hạch toán trên tài khoản công nợ phải thu); doanh thu thu tiền ngay; doanh thu nhận trước; doanh thu hàng đổi hàng……, phân biệt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với các khoản thu nhập khác; phân biệt từng loại doanh thu liên quan đến từng loại thuế suất khác nhau (đối chiếu số liệu với số liệu hạch toán trên tài khoản thuế GTGT đầu ra).

+ Kiểm tra việc trình bày doanh thu trên báo cáo tài chính cho đúng với chế độ kế toán hiện hành và đối chiếu với sổ kế toán chi tiết doanh thu.

- Kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu (đúng kỳ). Mục tiêu của thủ tục này là nhằm phát hiện các sai phạm trong việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận không đúng kỳ kế toán, như nghiệp vụ bán hàng năm nay lại ghi nhận vào năm sau, nghiệp vụ bán hàng năm sau lại ghi nhận vào năm nay. Các thủ tục kiểm toán bao gồm:

+ Kiểm tra chứng từ của một số nghiệp vụ doanh thu phát sinh trước và sau thời điểm khóa sổ kế toán một số ngày để xem xét ngày tháng ghi trên hóa đơn, vận đơn với ngày tháng ghi trên nhật ký bán hàng và sổ chi tiết. Việc kiểm tra các nghiệp vụ trước và sau thời điểm khóa sổ kế toán bao nhiêu ngày tùy thuộc vào từng công ty kiểm toán. Có thể là 5 ngày (tức là từ ngày 26/12/N đến 5/1/N+1).

+ Kiểm toán một số phiếu xuất kho trước và sau ngày khóa sổ kế toán một số ngày để đảm bảo rằng ghi nhận doanh thu khi hàng hóa đã cung cấp cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần kiểm toán nghiệp vụ (Trang 89)