Kiểm toán vốn vay

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần kiểm toán nghiệp vụ (Trang 83)

- TSCĐHH TSCĐVH

6.3.2. Kiểm toán vốn vay

Do có nhiều khoản vay với thời hạn và lãi suất khác nhau nên trước khi kiểm toán có thể yêu cầu doanh nghiệp lập “Bảng liệt kê vốn vay và lãi tính dồn”.

Bảng 6.3 . Bảng liệt kê vốn vay và lãi tính dồn công ty ABC Ngày XX/XX/XX Tên ngân hàng cho vay Ngày Số tiền vay

Tiền vay gốc Tiền lãi vay

Ngày vay Ngàyđến hạn Số dư đầu kỳ Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm Số dư cuối kỳ Lãi suất phải trả Số dư đầu kỳ tính dẫn Tăng Giảm Số dư cuối kỳ tính dẫn

Rủi ro kiểm toán: thường thấy cũng xuất phát từ quan hệ giữa các loại vay ngắn

hạn và dài hạn, giữa vay và nợ, giữa nợ khách hàng với nợ nhân viên trong đơn vị hoặc nợ ngân sách nhà nước, giữa trong hạn trả và ngoài hạn trả. Cũng có khả năng gian lận qua biển thủ hoặc đánh lận các khoản vay đã thanh toán dẫn đến khoản vay thực tế không còn hoặc ghi giảm giả tạo khoản vay, nợ.

Mục tiêu kiểm toán cũng được định hướng phù hợp để phát hiện rủi ro kiểm toán. Ba mục tiêu quan trọng nhất khi khảo sát chi tiết số dư vốn vay là:

- Các khoản vay hiện có đều được phản ánh đầy đủ.

- Các khoản vốn vay và lãi vay đều được tính toán và định giá đúng - Các khoản vốn vay và lãi vay được công khai đầy đủ và đúng quy định

Tất nhiên các mục tiêu khác cũng cần được quan tâm đặc biệt là khi phát hiện và nghi vấn khả năng sai sót và gian lận.

Bảng 6.4 . Các thủ tục khảo sát chi tiết số dư tiền vay

Mục tiêu kiểm toán Thủ tục khảo sát chi tiết phổ biến Nhận xét

Tính hợp lý chung:

Các khoản vốn vay

- So sánh các khoản vay riêng biệt còn hiệu lực (thời hạn vay) với niên độ

- Nếu tiến hành các thủ tục phân tích để phát hiện

và lãi tính dồn phải trả và phí tổn lãi vay đều hợp lý

trước.

- Tính lại phí tổn lãi vay dựa trên lãi suất trung bình và số tiền vay phải trả hàng tháng.

- So sánh tổng số dư các khoản vay, lãi tính dồn phải trả và phí tổn lãi vay để thấy tính hợp lý của chúng.

những sai sót tiềm ẩn thì mới cần thiết tiến hành các khảo sát bổ sung về phí tổn và lãi vay tính dồn.

Các mục tiêu đặc thù

- Các khoản vốn vay phải trả hiện có đều được phản ánh đầy đủ trên bảng kê tiển vay

- Kiểm tra các khoản tiền vay đã thanh toán và chưa thanh toán tính đến này lập báo cáo tài chính, để xác định có chứng từ nào chưa được ghi sổ kế toán hoặc ghi không đúng, nhằm phát hiện những trường hợp bỏ sót hoặc ghi trùng.

- Thu thập các bảng xác nhận của ngân hàng và các chủ vốn vay, đối chiếu cụ thể từng khoản vay với bảng xác nhận đó để xác định sự tồn tại thực tế của các khoản vay.

- Thu thập các bảng xác nhận của ngân hàng và của các chủ vay đối với các khoản vay trước đây và hiện nay đã thanh toán hoặc không được liệt kê vào bảng kê tiền vay. Đây cũng là việc xác nhận số dư bằng 0 trong tài khoản tiền vay.

- Phân tích phí tổn tiền vay để phát hiện những khoản thanh toán các khoản tiền vay hoặc lãi vay cho các chủ vốn vay không có thực.

- Phân tích phí tổn tiền vay để phát hiện những khoản thanh toán các khoản tiền vay hoặc lãi vay cho các chủ vốn vay không có thực.

- Kiểm tra việc hủy bỏ các chứng từ nợ đã thanh toán để bảo đảm là chúng không còn lưu hành. Chúng phải được lưu giữ trong hồ sơ doanh nghiệp. - Xem xét lại các biên bản họp của giám đốc, Hội đồng quản trị về các khoản vay đã được phê chuẩn nhưng chưa được vào sổ.

Mục tiêu này rất quan trọng vì nó phát hiện cả sai số và sai quy tắc hạch toán tiền vay.

- Tính “hiệu lực” của

trên Bảng liệt kê tiền vay và lãi tính dồn phải trả.

- Đối chiếu các số tổng cộng trên các sổ chi tiết tiền vay, đối chiếu số liệu trên trên sổ cái với khoản mục tiền vay trên (Bảng CĐKT)

- Đối chiếu chứng từ của các khoản vay phải trả với các sổ chi tiết tiền vay của từng đối tượng cho vay.

nghiệp vụ vay phát sinh không nhiều.

- Sự đánh giá, tính toán đúng đắn các khoản vốn vay, lãi vay phải trả tính dồn, phí tổn lãi vay.

- Kiểm tra vốn vay gốc và tỷ lệ lãi vay trên các khế ước vay và bảng liệt kê tiền vay.

- Xác định các khoản vay, thời hạn vay và các khoản tiền lãi đã thanh toán. - Kiểm tra việc quy đổi các khoản vay bằng ngoại tệ và lãi phải trả bằng ngoại tệ theo tỷ giá ngoại tệ được ngân hàng Nhà nước công bố tại từng thời điểm. - Tính lại tiền lãi tính dồn đã hạch toán và ghi trên bảng liệt kê tiền vay.

- Trong một số trường hợp có thể phải tính theo phương pháp giá trị hiện tại tiền vay.

- Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng vì sự tính toán, đánh giá sai dẫn đến sai sót trọng yếu. - Các khoản vốn vay trên bảng liệt kê đều có căn cứ hợp lý

- Xác nhận các khoản vay phải trả - Kiểm tra sự phê duyệt các thủ tục xin vay và các khế ước vay.

- Mục tiêu này không quan trọng bằng các mục tiêu trên

- Các khoản vốn vay trên bảng liệt kê đều được phân loại đúng đắn

- Kiểm tra thời hạn vay, ngày đến hạn trả của từng khoản để xác định tính đúng đắn của việc hạch toán các khoản vay đó vào tài khoản “Vay ngắn hạn”, tài khoản “Nợ dài hạn đến hạn trả”, tài khoản “Vay dài hạn”.

- Kiểm tra việc sử dụng tiền vay theo mục đích đã cam kết bằng cách xem xét thực tế sử dụng tiền vay đối chiếu với cam kết trên hợp đồng hoặc khế ước vay.

- Các khoản vốn vay được hạch toán đúng kỳ và kịp thời

- Kiểm tra, đối chiếu ngày phát sinh nghiệp vụ vay và thanh toán trên chứng từ với ngày ghi sổ.

- Các khoản vốn vay, lãi tiền vay tính dồn phải trả, phí tổn lãi tiền vay được công khai đúng

- Kiểm tra các bảng xác nhận về tiền vay của chủ vốn vay về các thông tin chi tiết có liên quan.

- Kiểm tra các hợp đồng, khế ước vay và các thủ tục vay theo các trình tự và quy định về tín dụng ngân hàng.

- Kiểm tra sự công khai đúng đắn của các tài sản ngoài niên hạn, các thành

- Sự trình bày đúng đắn công khai ở trên các báo cáo kế toán là mục tiêu quan trọng của kiểm toán tiền vay.

phần liên quan, các tài sản cầm cố như vật thế chấp cho các khoản vay và các khoản hạn chế rút ra từ chứng từ về nợ phải trả.

CHƯƠNG 7

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần kiểm toán nghiệp vụ (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w