ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần kiểm toán nghiệp vụ (Trang 70)

- TSCĐHH TSCĐVH

5.4. ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ DÀI HẠN

Các khoản đầu tư dài hạn sẽ được lưu lại trong thời gian hơn một năm. Do vậy, trong các cuộc kiểm toán hàng năm, mức nguyên giá không cần phải kiểm tra lại. Tuy

nhiên để đảm bảo là các khoản đầu tư dài hạn chưa được thanh lý thì cần kiểm tra sự tồn tại của một số khoản đầu tư dài hạn quan trọng tại thời điểm ghi trong Bảng cân đối.

Bảng 5.4. Chương trình kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn

Kế hoạch Nội dung Thực hiện

Số người thực hiện Thời gian dự kiến Người thực hiện Thờ i gian Tham chiếu Mục đích kiểm toán:

Đưa ra ý kiến về việc các khoản đầu tư dài hạn trong Bảng CĐKT có:

a. Thể hiện các khoản đầu tư dài hạn thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 không (sự tồn tại).

b. Được kê khai và đánh giá chính xác không (sự đánh giá)

c. Được phân loại và miêu tả chính xác không (sự phân loại)

Các quy trình kiểm toán

Kiểm toán tổng quát

1- Thực hiện kiểm tra giấy chứng nhận cổ phiếu, trái phiếu hoặc các khoản đầu tư dài hạn mà doanh nghiệp có hoặc xác nhận các số dư đó với người đầu tư hoặc đại lý mà doanh nghiệp có quan hệ.

Kiểm toán chính thức

2- Thu thập hoặc chuẩn bị danh mục các khoản ĐTDH thể hiện giá trị mang sang vào thời điểm trước 31/12, các khoản tăng và giảm trong năm, thu nhập hoặc tổn thất từ liên doanh trong năm và số dư cuối kỳ. Cộng các tổng số và đối chiếu chúng với Bảng Cân đối và kết quả công việc thực hiện trong thời kỳ kiểm toán tạm thời để xác định sự tồn tại của các khoản ĐTDH tại thời điểm 31/12. 3- Kiểm tra giá của các khoản tăng ĐTDH có quy mô lớn như sau:

a. Đối chiếu với các tài liệu hỗ trợ, ví dụ như giấy chứng nhận cổ phần hoặc hợp đồng liên doanh.

b. Đối chiếu với hồ sơ thanh toán tiền.

4- Kiểm tra việc cổ phần của doanh nghiệp trong liên doanh được vào sổ một cách chính

xác bằng cách thực hiện công việc sau đây: a. Đối chiếu lợi nhuận được chia hoặc tổn thất trong liên doanh hoặc các giấy chứng nhận khác của liên doanh.

b. Đối chiếu lợi nhuận được chia hoặc tổn thất của liên doanh với báo cáo lỗ, lãi của doanh nghiệp.

5- Đánh giá sự thiết lập khoản dự phòng giảm giá ĐTDH bằng cách so sánh giá trị mang sang của chúng với các mục sau:

a. Đối với các chứng khoán được mua bán trên thị trường chứng khoán được công nhận thì đối chiếu với giá trị trường chứng khoán đó công bố vào thời điểm 31/12 và tại thời điểm kiểm toán.

b. Đối với các khoản đầu tư bằng hình thức liên doanh thì phải đối chiếu với phần TSCĐ của liên doanh theo báo cáo tài chính đã kiểm toán của liên doanh.

c. Đối với các khoản đầu tư dài hạn khác, thì phải so sánh với sự đánh giá bất động sản thực tế đối với các tài sản tương tự hoặc các bằng chứng thích hợp khác.

6- Kiểm tra hạch toán việc thanh lý

a. Đối chiếu giá bán với hợp đồng bán, với hồ sơ thanh toán tiền.

b. Đối chiếu giá trị mang sang tại thời điểm thanh lý với tài liệu làm việc của năm trước nếu có thể hoặc với sổ phụ theo dõi đầu tư. c. Tính toán lại thu nhập hoặc tổn thất từ việc thanh lý đầu tư và đối chiếu chúng với báo cáo lãi lỗ.

7- Đánh giá việc phân loại ĐTDH như: a. Bảo đảm không có khoản ĐTDH nào được thanh lý cho đến 31/12

b. Thu thập được văn bản của Ban lãnh đạo về việc các khoản ĐTDH được phân loại và miêu tả một cách chính xác.

8- Đưa ra kết luận về các khoản đầu tư dài trong Bảng cân đối.

a. Thể hiện các khoản ĐTDH thực tế thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12

9- Giám sát và kiểm tra 10- Các điểm kiểm tra cụ thể.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần kiểm toán nghiệp vụ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w