Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần kiểm toán nghiệp vụ (Trang 47)

- Yêu cầu về mức độ độc lập của kiểm toán viên

b, Báo cáo kiểm toán * Khái niệm

3.3.2.4. Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng

Một số phương pháp làm tăng giả tạo doanh thu là ghi vào nhật ký và sổ cái về các nghiệp vụ bán hàng xảy ra sau khi kết thúc niên độ. Thí dụ như hàng được gửi đi vào tháng 1 năm sau, thế nhưng vào tháng 12 của niên độ trước thì đơn vị lại lập hóa đơn và ghi vào sổ kế toán. Thủ thuật này có mục đích là ngụy tạo một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp.

Thủ tục kiểm toán để khám phá loại gian lận này là kiểm toán viên lập bảng so sánh các nghiệp vụ bán hàng diễn ra trong một số ngày trước và sau ngày khóa sổ để so sánh với hóa đơn bán hàng và với các chứng từ có liên quan. Kiểm toán viên cần lưu ý là tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ phụ thuộc đáng kể vào mức độ phân công giữa các bộ phận gửi hàng, lập hóa đơn và ghi chép nghiệp vụ. Nếu các bộ phận này được tổ chức độc lập, thì khả năng sai phạm sẽ khó xảy ra. Ngược lại, nếu một nhân viên đảm nhận cả việc gửi hàng và lập hóa đơn, thì khả năng khai khống doanh thu do loại sai phạm này sẽ cao.

Ngoài ra, doanh thu có thể bị tăng giả tạo bằng cách ghi nhận trước một khoản doanh thu nào đó cho niên độ, qua niên độ sau thì doanh thu này sẽ được khấu trừ. Để phát hiện sai phạm này, kiểm toán viên nên xem xét cẩn thận tất cả các khoản hàng bị trả lại sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến số hàng bán trong niên độ trước, cũng như các tài liệu xác nhận về công nợ có liên quan. Khi phát hiện được kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh để phản ánh đúng doanh thu của niên độ. Ngoài ra, kiểm toán viên cần so sánh giữa ngày ghi trên các vận đơn được chọn mẫu với ngày ghi trên hóa đơn bán hàng, và trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch thì đó là sự chỉ dẫn về khả năng có sai sót trong số liệu của niên độ.

Một phần của tài liệu Bài giảng học phần kiểm toán nghiệp vụ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w