Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 75)

Mặc dù đã đạt được một số thành quả nhất định trong hoạt động cho vay của ngân hàng, nhưng so với năng lực và yêu cầu thì Sacombank chi nhánh Lâm Đồng vẫn còn một số hạn chế sau:

Một là, Sacombank Lâm Đồng có xu hướng đa dạng hoá các hình thức tiếp xúc nhằm tăng khả năng khai thác thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó hình thành các quyết định cho vay. Trong các hình thức này, tiếp xúc trực tiếp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến các quyết định cho vay. Mặt khác, tính bắt buộc của việc sử dụng thông tin không mong muốn, chất lượng thông tin thấp và vai trò của trung gian trong việc cung cấp thông tin tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có ảnh hưởng tiêu cực đến tính hữu ích của thông tin đối với ngân hàng. Sự tác động của những nhân tố này dẫn đến kết quả là Sacombank Lâm Đồng đang phải đối mặt với sự thiếu ổn định trong các quyết định cho vay, do đó làm tăng độ rủi ro các khoản vay của các doanh nghiệp và trong rất nhiều các trường hợp, dẫn đến việc đình chỉ các quyết định cho vay.

68

Hai là, hoạt động cho vay của ngân hàng còn hạn chế về quy mô cho vay, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác mới, ngân hàng chỉ tập trung ở thành phố và một số huyện lớn chứ chưa phủ kín tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh. Thời hạn cho vay cũng là một yếu tố cần quan tâm, tỷ lệ cho vay trung hạn và dài hạn thấp, trong khi nhu cầu vốn đầu tư đổi mới ứng dụng khoa học, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện đại nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ là tín dụng trung hạn và dài hạn.

Ba là, chất lượng cho vay của Sacombank Lâm Đồng còn nhiều hạn chế như thời gian thẩm định để cho vay còn dài, thủ tục hành chính còn rườm rà nên chưa tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường, thái độ, tác phong, tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng còn thấp, khả năng xử lý tình huống và phán đoán chưa nhạy bén dẫn đến nợ quá hạn chiếm tỷ lệ đáng kể đã ảnh hưởng đến nguồn vốn để mở rộng tín dụng của các ngân hàng. Như vậy, trong quá trình thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, hệ thống thông tin tài chính cũng như quan hệ trực tiếp giữa cán bộ ngân hàng với chủ doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản nợ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ tín dụng ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù tài sản thế chấp là điều kiện cơ bản của các khoản vay đầu tiên, nhưng các ngân hàng có xu hướng dựa vào lịch sử thanh toán các khoản vay và các yếu tố thu nhập tương lai hơn là các tài sản thế chấp để ra các quyết định cho vay kế tiếp.

Bốn là, việc thanh tra kiểm tra của ngân hàng còn nhiều hạn chế, không thường xuyên và kịp thời dẫn đến một số các cán bộ tín dụng móc ngoặc với các doanh nghiệp nhằm đánh giá sai lệch về giá trị thực của tài sản thế chấp để được vay với số tiền lớn hơn. Không thường xuyên kiểm tra hàng tháng, hàng quý đối với các doanh nghiệp mà mình cho vay về việc sản xuất và kinh doanh.

69

Năm là, trình độ chuyên môn của cán bộ Sacombank Lâm Đồng chưa đồng đều một phần là do Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, một phần là con ông cháu cha. Mặc dù hàng quý ngân hàng vẫn tổ chức thi sát hạch tay nghề để đánh giá trình độ nhưng cũng chỉ mang tính chất thủ tục. Không thường xuyên đưa cán bộ đi đào tạo cũng như giao lưu với các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng nói chung để nắm bắt thông tin cũng như trao đổi kinh nghiệm.

Ngoài ra, các biện pháp bảo đảm vay khác, như việc chuyển tiền trực tiếp cho người bán hay kiểm soát hàng tồn kho của doanh nghiệp, đang là những trở ngại to lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù hoạt động tín dụng đối với DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng đã có sự tăng trưởng trong các năm qua nhưng tỷ trọng dư nợ đối với các DNV&N trong tổng dư nợ vẫn còn hạn chế. Số lượng DNV&N trong năm tăng lên nhưng rất hạn chế, số lượng DNV&N tiếp cận được với ngân hàng thì vẫn là một con số chưa nhiều, chưa tương xứng với vai trò, vị thế của chi nhánh trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Số lượng các DNV&N, đặc biệt là các DNV&N ngoài quốc doanh trong các khách hàng của chi nhánh còn hạn chế. Thực tế cho thấy, cùng là DNV&N nhưng các DN quốc doanh được ưu đãi hơn nhiều so với các DN ngoài quốc doanh. Sự phân biệt về thành phần kinh tế này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của DNV&N ngoài quốc doanh khi không có đủ nhu cầu vốn cho SXKD, mà lại không có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Hơn nữa phương thức cho vay chưa đa dạng.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)