Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 41)

Sacombank được thành lập vào năm 1991, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia.

Năm 1993 là ngân hàng TMCP đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước.

Năm 2004 cùng với sự kiện ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử. Sacombank Lâm Đồng được thành lập (19/11/2004).

Số lượng nhân viên Sacombank Lâm Đồng ngày đầu thành lập chỉ có 24 người cho đến nay đã tăng lên thành 127 người. Sacombank tự hào là NH TMCP đầu tiên tại Lâm Đồng, sự có mặt của Sacombank đã làm thay đổi phong cách phục vụ của các NH thuộc khối nhà nước, từ đó làm cho người dân và doanh nghiệp được phục vụ tốt hơn và có cơ hội lựa chọn các sản phẩm tài chính đa dạng và hữu ích nhiều hơn

34

Sacombank Lâm Đồng có 01 Giám đốc và các phó Giám đốc, Quản lý các phòng ban thuộc chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Sacombank Lâm Đồng. Sơ đồ dưới đây thể hiện cơ cấu tổ chức nhân sự của chi

nhánh Sacombank Lâm Đồng.

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Sacombank Lâm Đồng

Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban quan trọng

* Phòng tín dụng PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KIỂM TRA PHÒNG DỊCH VỤ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG ĐIỆN TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG TÍN DỤNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG GIAO DỊCH

35

- Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Tổng Giám đốc cho phép nhân rộng.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

- Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng.

- Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lưu trữ, khai thác...) hồ sơ tín dụng theo quy định: tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.

* Phòng Kế hoạch tổng hợp

- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi... và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh Lâm Đồng điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

36

- Đầu mối, tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng của Sacombank.

- Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, quản lý lưu trữ, cung cấp) về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, thông tin về nguồn vốn và huy động vốn, thông tin khách hàng theo quy định.

- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ (rủi ro lãi suất, tỷ giá, kỳ hạn).

- Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các Phòng giao dịch trực thuộc.

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các Phòng giao dịch trực thuộc.

- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.

* Phòng Kế toán -Ngân quỹ

- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình Sacombank cấp trên phê duyệt.

- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của Sacombank. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

- Thực hiện các khoản ngân sách nhà nước theo luật định.

37

- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Sacombank.

Qua hơn 7 năm hình thành và phát triển hiện nay Sacombank Lâm Đồng có 01 chi nhánh chính tại 05 Hai Bà Trưng - P6 - Đà Lạt, 02 PGD tại TP Đà Lạt, 04 PGD tại các huyện thị quan trọng của tỉnh bao gồm: Đức Trọng, Bảo Lộc, Di Linh và Lâm Hà.

Sơ đồ 2.2: Phòng giao dịch trực thuộc của Sacombank Lâm Đồng

* Nhiệm vụ cơ bản quan trọng của các phòng giao dịch

- Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của ngân hàng Sacombank. Sacombank Lâm Đồng Phòng giao dịch Đà Lạt Phòng giao dịch Bảo Lộc Phòng giao dịch Đức Trọng Phòng giao dịch Di Linh Phòng giao dịch Lâm

38

- Cung ứng các dịch vụ ngân hàng do Giám đốc Chi nhánh Lâm Đồng giao.

- Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác gồm: thu, phát tiền mặt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác khi được Giám đốc Chi nhánh Sacombank Lâm Đồng giao.

- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng vượt quyền phán quyết của Phòng giao dịch trình Giám đốc Chi nhánh Sacombank Lâm Đồng xét duyệt cho vay theo thẩm quyền.

- Theo dõi chặt chẽ các khoản dư nợ, phân tích nợ quá hạn để chủ động thu và đề xuất phương án xử lý nợ xấu...

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 41)