1.3.1.Vai trò của hoạt động cho vay đối với DNV&N
* Cho vay ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường Doanh nghiệp không thể chỉ sử dụng vốn tự có để hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc này không những hạn chế khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn làm tăng giá vốn của doanh nghiệp. Vậy nên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm hai nguồn cơ bản: vốn tự có và vốn đi vay. Nhưng không phải doanh nghiệp nào muốn vay bao nhiêu cũng được mà còn phụ thuộc vào điều kiện và theo yêu cầu luật định. Cơ cấu vốn tối ưu là sự kết hợp hợp lý nhất các nguồn tài trợ cho kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm
20
mục đích tối đa hoá giá trị thị trường của doanh nghiệp tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.
Nếu vốn vay quá lớn thì chi phí tính vào giá thành sẽ tăng, đồng thời lợi nhuận giảm và làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm, rủi ro dẫn tới nguy cơ phá sản tăng lên. Do vậy, tỷ lệ vốn vay càng lớn doanh nghiệp càng phải chịu sự kiểm soát sát sao và các điều kiện vay vốn chặt chẽ của ngân hàng. Trước tình hình này buộc các ngân hàng và các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng trong việc quyết định tỷ trọng vay vốn trong tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp, từ đó hình thành nên một cơ cấu vốn tối ưu cho kinh doanh.
*Cho vay của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh
Tín dụng ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình thông qua việc huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong toàn bộ nền kinh tế để tài trợ cho các thành phần kinh tế nói chung và DNV&N nói riêng. Để đảm bảo cho các DNV&N không chỉ duy trì sản xuất mà còn tái sản xuất mở rộng, đặc biệt trong các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước tín dụng Ngân hàng tài trợ vốn cho các doanh nghiệp không chỉ ngắn hạn mà còn cả trung và dài hạn. Muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải có thị trường. Ngoài thị trường tiềm năng trong nước các doanh nghiệp còn phải chú trọng tới thị trường nước ngoài, tín dụng Ngân hàng thông qua các nghiệp vụ như: bảo lãnh, tài trợ cho nghiệp vụ xuất nhập khẩu để giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động này. Khi doanh nghiệp là người xuất khẩu, ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thông báo thu hồi vốn cho họ. Còn khi doanh nghiệp là người nhập khẩu máy móc thiết bị, thì Ngân hàng thông qua nghiệp vụ bảo lãnh thư tín dụng tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình mở rộng thị phần cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNV&N.
21
* Tín dụng ngân hàng giúp cho các DNV&N tổ chức sản xuất kinh doanh.
Đặc trưng của tín dụng Ngân hàng không phải chỉ là cấp phát vốn mà còn là nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi theo thời gian quy định. Do đó, không phải chỉ thu hồi vốn là đủ mà các doanh nghiệp còn phải tìm kiếm các biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay của vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp mới trả được nợ và kinh doanh có lãi, đảm bảo tiến trình hoạt động và có tích luỹ để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Theo nguyên tắc tín dụng ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, như vậy doanh nghiệp muốn vay được vốn của ngân hàng thì phải tự khẳng định mình làm ăn có hiệu quả.
Hơn nữa, tín dụng ngân hàng với quy trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, giám sát chặt chẽ tiến độ và mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp đi đúng hướng đã chọn nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cao nhất. Tín dụng ngân hàng cũng góp phần buộc doanh nghiệp làm ăn đứng đắn thông qua việc kiểm tra định kỳ các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Vì quá trình tạo ra lợi nhuận của ngân hàng liên quan chặt chẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên để đảm bảo lợi ích của mình cũng như của doanh nghiệp Ngân hàng luôn cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn trong phạm vi cho phép và tư vấn cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.