Các hình thức cho vay DNV&N

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 29)

22

Cho vay trực tiếp theo từng đợt là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các doanh nghiệp không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Mỗi lần vay, doanh nghiệp phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. NH sẽ phân tích doanh nghiệp và ký hợp đồng cho vay, xác định mức cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau.

Nhu cầu vay

Ngân hàng =

Tổng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động SXKD - Vốn tự có - Vốn khác Trong đó: Tổng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động SXKD =

[(Số ngày thiếu hụt nguồn tài trợ x giá vốn hàng bán)/360 ngày] + chí phí bán hàng + chi phí qủan lý DN

Số ngày thiếu hụt nguồn tài trợ = số ngày hàng tồn kho + số ngày khoản phải thu – số ngày khoản phải trả.

Nếu cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo:

Mức cho vay= (Giá trị tài sản đảm bảo x Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo).

Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình doanh nghiệp sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng vốn, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ

23

thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi.

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt, cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo.

1.3.2.2. Cho vay ngắn hạn theo hạn mức

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho doanh nghiệp hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.

Mỗi lần vay, doanh nghiệp chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát tiền vay cho doanh nghiệp.

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những doanh nghiệp vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ. Khi doanh nghiệp có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

1.3.2.3. Cho vay luân chuyển

24

hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc đầu quý, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và doanh nghiệp thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong một năm hoặc vài năm. Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn ngân hàng xem xét lại mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Việc cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá nên cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch luân chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới.

Khi vay, doanh nghiệp chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền cần vay. Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán. Theo hình thức này, giá trị hàng hoá mua vào (có hoá đơn, hợp pháp, hợp lệ, đúng đối tượng) đều là đối tượng được ngân hàng cho vay; thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần của người vay. Các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho trở thành vật đảm bảo cho khoản cho vay. Cho vay luân chuyển thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho doanh nghiệp. Thủ tục cho vay chỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay. doanh nghiệp được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung ứng sẽ nhanh gọn.

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ

25 ràng.

1.3.2.5. Các hình thức cho vay khác

* Cho vay trả góp

Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép doanh nghiệp trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã theo thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế cuả dự án, hoặc từ thu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng).

Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định, ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ về số hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua trả góp. Các cửa hàng bán lẻ nhận tiền ngay sau khi bán hàng từ phía ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng, hoặc doanh nghiệp trả trực tiếp cho ngân hàng. Đây là hình thức tín dụng tài trợ người mua (qua đó đến người bán) nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá.

Cho vay trả góp rủi ro cao do doanh nghiệp thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.

1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.3.3.1. Nhóm các nhân tố chủ quan

26

Chính sách tín dụng là một hệ thống biện pháp có liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng thương mại đó.

Do đó, việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ chấp hành đúng luật pháp và đường lối của ngân hàng nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội. Bất kỳ một ngân hàng nào muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thì phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của ngân hàng.

Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNV&N nói riêng trong nền kinh tế thị trường chứa đựng nhiều rủi ro. Khi ngân hàng gặp những rủi ro thì có thể đi đến phá sản hoặc bị thiệt hại lớn, mất uy tín với khách hàng và cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy khi hoạch định chính sách tín dụng đối với DNV&N các nhà hoạch định luôn coi trọng việc đảm bảo mục tiêu phải đạt được, nên ta có thể nói rằng: Chất lượng tín dụng của một ngân hàng đối với DNV&N có tốt hay không còn phụ thuộc vào việc xây dựng một chính sách tín dụng ngân hàng có đúng đắn, phù hợp không.

* Bộ máy hoạt động của ngân hàng

Để tạo điều kiện cho việc quản lý có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng đối với DNV&N thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, có sự thống nhất đoàn kết từ trên xuống, từ ban lãnh đạo đến cán bộ, nhân viên. Điều đó có ý nghĩa là công tác tổ chức ngân hàng được thực hiện tốt chính là cơ sở tiến hành các nghiệp vụ tín dụng lành mạnh. Hơn nữa thực hiện tốt công tác này, ngân hàng đã làm cho guồng máy của mình hoạt động một cách uyển

27

chuyển linh hoạt. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động ngân hàng nên luôn chú trọng công tác này để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

* Thông tin về doanh nghiệp

. Trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích. Đó là chưa nói tới những kẻ mạo danh, mạo nhận là DNV&N để vay trái phép, chiếm dụng vốn bất hợp pháp, gây rủi ro và tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy, hoạt động tín dụng đối với DNV&N muốn đạt hiệu quả cao, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Nắm bắt kịp thời và chính xác luồng thông tin là điều kiện để xem xét, phân tích, nhằm tìm ra cơ hội tốt nhất trong kinh doanh cũng như đề phòng những rủi ro có thể xẩy ra trong các hoạt động của ngân hàng.

* Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng

Chất lượng cán bộ là "cơ sở vật chất" để thực hiện những kế hoạch kinh doanh trong cơ chế thị trường thường xuyên thay đổi và có nhiều biến động như hiện nay. Do vậy trong quá trình tuyển chọn cán bộ ngân hàng cần phải ưu đãi những người có tư cách đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo. Trong quá trình hoạt động cần thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ để nâng cao chất lượng cán bộ, đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ được nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong xử lý những sai sót có thể xẩy ra.

Một ngân hàng có đội ngũ cán bộ được đào tạo với chất lượng, trình độ chuyên môn giỏi thì việc quản lý thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng nói riêng và các nghiệp vụ ngân hàng nói chung sẽ trở nên quy củ, có hệ thống và đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro có thể xẩy ra.

28

* Những vấn đề thuộc về kiểm tra, thanh tra, kiểm soát

Mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, tăng cường cho vay mà không tính đến rủi ro, bất trắc có thể xẩy ra thì sẽ dễ dàng dẫn đến sự sụp đổ giải thể của mỗi ngân hàng.

Một trong những hoạt động có mục đích cho ngân hàng tránh được những rủi ro đó là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát. Công tác này không chỉ được thực hiện đối với khách hàng (như kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay) mà còn được thực hiện đối với bản thân ngân hàng (như quy trình thực hiện cho vay, quá trình quản lý vốn vay, loại trừ cán bộ mất phẩm chất có hiện tượng tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản làm mất uy tín của ngân hàng đối với khách hàng.

Nâng cao chất lượng tín dụng cũng đồng thời là ngân hàng phải kịp phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Muốn vậy, việc đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ và trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát là một vấn đề mà không ngân hàng nào coi nhẹ.

1.3.3.2. Nhân tố về phía khách hàng

Đối với khách hàng. Do nhu cầu vay vốn của khách hàng là để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý. Thêm vào đó là thủ tục vay đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn bảo đảm nguyên tắc tín dụng.

Khách hàng vừa là đại diện cho bên cung ứng vốn tín dụng, vừa là đại diện cho bên cầu vốn tín dụng. Với tư cách là người cung ứng vốn tín dụng, họ mong muốn nhận được từ ngân hàng một khoản lãi vay từ tiền gửi hay các dịch

29

vụ thanh toán tiện lợi, do đó sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng sẽ tăng thêm tính ổn định của nguồn vốn huy động. Với tư cách là người vay, họ mong muốn được đáp ứng đầy đủ vốn phù hợp với yêu cầu kinh doanh có thời hạn vay và lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản nhanh chóng.

* Yếu tố con người

Nhân tố con người: bao gồm đạo đức của khách hàng, mục tiêu kinh doanh, nhiệm vụ, động cơ của người vay...

Những thông tin sai trái về người vay là một dấu hiệu nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, ảnh hưởng đến hiệu quả của người vay.

Một nhân tố khác không kém phần quan trọng là tính quyết tâm trong kinh doanh của khách hàng. Một người vay có tính quyết tâm cao sẽ là một điều kiện giúp cho phương án kinh doanh có thể thắng lợi từ đó có nguồn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ, chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ được đảm bảo và uy tín của ngân hàng được nâng cao.

Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng cũng là một dấu hiệu cho khả năng đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một nhà quản trị kinh doanh tốt là một người quản lý tốt đồng tiền vào ra của doanh nghiệp, kiểm soát được các chi phí, nhận biết các cơ hội kiếm lời và đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác, từ đó kiếm được lợi nhuận, có nguồn để trả nợ cho ngân hàng.

* Uy tín và khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng

Ngân hàng sẽ chỉ đồng ý cho vay nếu khách hàng chứng tỏ được khả năng tài chính và khả năng trả nợ của mình đối với ngân hàng. Ngân hàng không dám mạo hiểm cho vay đối với khách hàng nào mà uy tín bị giảm sút,

30

khả năng tài chính đang có vấn đề. Vì vậy tài sản đảm bảo là một đòi hỏi của ngân hàng để đáp ứng cho nguồn trả nợ thứ hai bổ sung cho món vay. Giá trị tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền mà khách hàng được vay, vì ngân hàng căn cứ vào giá trị tài sản đảm bảo để xác định số tiền cho vay tối đa chỉ được 70% giá trị tài sản đảm bảo (nếu như không có quy định khác).

* Tính khả thi của dự án vay vốn

Khi dự án có khả thi thì các cán bộ sẽ dựa vào đó để quyết định cho vay, quy mô tín dụng sẽ được mở rộng. Đây còn là yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng món vay, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Mặt khác, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vay ngắn hạn cho đầu tư sản xuất cố định hoặc kinh doanh bất động sản thì sẽ không thu hồi kịp vốn để hoàn trả đúng hạn, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng.

1.3.3.3. Những nhân tố khác

* Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 29)