Thực trạng nợ xấu trong hoạt động cho vay DNV&N tại Sacombank Lâm

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 67)

Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu luôn là vấn đề cấp bách trong công tác tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và Sacombank Lâm Đồng nói riêng. Trong hoạt động tín dụng nợ xấu luôn là rủi ro mà Ngân hàng tìm cách để hạn chế và giữ ở tỷ lệ thấp nhất nếu có thể. Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng trong một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Và Sacombank Lâm Đồng dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt đó của thị trường.

Trong giai đoạn 2008-2011, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank Lâm Đồng đã tăng lên đáng kể. Năm 2008 nợ xấu hơn 33 tỷ đồng chiếm hơn 4% nhưng đến năm 2011 thì tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên gần 15%.

Bảng 2.11: Nợ xấu của Sacombank Lâm Đồng giai đoạn 2008-2011

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tổng dư nợ (Tỷ

đồng) 712,64 700,52 521,54 428,59

Nợ xấu (Tỷ đồng) 33,64 21,37 28,04 63,60

Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,72 3,05 5,38 14,84

60 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 2008 2009 2010 2011 Năm % Tỷ lệ nợ xấu (%)

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank Lâm Đồng giai đoạn 2008-2011

Nguồn: KQKDSacombank Chi nhánh LâmĐồng, giai đoạn2008- 2011

Tại Sacombank Lâm Đồng nợ xấu bao gồm 3 loại đó là: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng nợ xấu trong hoạt động tín dụng đối với DNV&N bình quân qua 4 năm đã tăng lên hơn 23%. Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn năm 2011 đã giảm mạnh so với năm 2008. Nợ có khả năng mất vốn thì tăng rất cao, bình quân tăng hơn 161%. Đó là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng đang ngày càng giảm xuống. Mặc dù Ngân hàng đã tập trung giảm thiểu các khoản nợ xấu có thể phát sinh, tăng chi phí dự phòng tín dụng, tăng cường cán bộ giảm sát theo dõi, đánh giá từng khoản nợ xấu để tìm biện pháp tháo gỡ, thu hồi và quản lý nợ xấu. Nhưng điều đó không thể tránh khỏi khi nền kinh tế đang ngày càng gặp nhiều khó khăn, gây các khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó do thiếu kiến thức kỹ năng quản lý, do cơ chế chính sách Nhà nước khiến một số DNV&N làm ăn thua lỗ không có khả năng trả được nợ. Hơn nữa

61

DNV&N có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất độc lập, mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận nên mức độ rủi ro của các DNV&N là rất lớn.

Bảng 2.12: Nợ xấu theo phân loại nợ giai đoạn 2008-2011

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 So sánh (%) 2009/ 2008 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ Tổng nợ xấu 33,64 21,37 28,04 63,60 63,53 131,21 226,82 123,65 - Nợ dưới tiêu chuẩn 21,50 2,57 0,33 - - 12,84 24,85 - Nợ nghi ngờ 9,88 0,38 6,38 22,83 3,87 1670,16 357,84 132,21 - Nợ có khả năng mất vốn 2,26 20,99 19,09 40,44 928,67 90,96 211,84 261,56

Nguồn: Báo cáo KQKD Sacombank Lâm Đồng 2008, 2009, 2010, 2011

Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của Sacombank Lâm Đồng đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt nợ xấu đã xuất hiện ở những chi nhánh trước đây vẫn được đánh giá có chất lượng đảm bảo. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, đòi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.

Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là nợ không có khả năng thu hồi vốn là do những năm trước đây khách hàng làm ăn thua lỗ không trả

62

được nợ, đã chuyển sang nợ xấu. Số dư nợ xấu tăng lên là do tăng tỷ lệ số món cho vay.

Bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu tăng cao là do trong thời gian gần đây Ngân hàng Nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho các ngân hàng nói chung và Sacombank Lâm Đồng nói riêng cũng không thoát khỏi việc chạy đua lãi suất. Việc tiếp tục nâng cao lãi suất huy động đồng nghĩa với việc phải nâng cao lãi suất cho vay khiến cho các DN phải chịu một mức lãi suất cao cộng với việc thời giá lạm phát dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh của các DN tăng cao, chính vì thế việc trả nợ đúng thời hạn cho NH đối với các DN càng thêm khó khăn.

Hơn nữa việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng bộ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm cho các nhà đầu tư và cho vay như Sacombank Lâm Đồng khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp. Do đó cản trở việc ra các quyết định cho vay. Hơn nữa các ngân hàng thường thiếu các thông tin tài chính đáng tin cậy từ phía doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc ra các quyết định cho vay. Điều này làm tăng tính rủi ro của các khoản vay, do đó các ngân hàng có xu hướng dựa vào điều kiện về tài sản bảo đảm để giảm thiểu rủi ro hoặc phải dựa trên sự tin cậy và các mối quan hệ cá nhân với chủ doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro hợp lý.

63

Cơ cấu nợ xấu năm 2008

64% 29%

7%

Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ

Nợ có khả năng mất vốn

Cơ cấu nợ xấu năm 2011

1%

36%

63%

Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ

Nợ có khả năng mất vốn

Cơ cấu nợ xấu năm 2008

64% 29%

7%

Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ nghi ngờ

Nợ có khả năng mất vốn

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ xấu năm 2008

Nguồn: KQKDSacombank Chi nhánh LâmĐồng năm 2008

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu nợ xấu năm 2011

64

2.3.2 Thực trạng nợ quá hạn trong hoạt động cho vay DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 67)