Xuất với Sacombank LâmĐồng

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 100)

- Tăng cường công tác đào thực tế cho đội ngũ cán bộ tín dụng mới, kết hợp với giáo dục đạo tạo đức nghề nghiệp nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực để đáp ứng được nhu cầu kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập theo thông lệ quốc tế.

93

- Cần xác định rõ việc luôn tăng trưởng nguồn vốn huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân là tiền đề để có được hoạt động tín dụng chủ động, không bị động khi quyết định khả năng tăng trưởng tín dụng.

- Thường xuyên rà soát, phân loại toàn bộ dư nợ để có biện pháp xử lý phù hợp trong việc cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đối với từng trường hợp cụ thể.

- Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ, khoa học và kịp thời uốn nắn những sai lệch trong hoạt động tín dụng.

94

KẾT LUẬN

Công cuộc đổi mới ngành ngân hàng luôn gắn liền với công cuộc đổi mới của nền kinh tế quốc dân, trong đó hoạt động cho vay giữa ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh Sacombank Lâm Đồng nói riêng, là rất quan trọng trong nền kinh tế đang phát triển của đất nước.

DNV&N có vai trò rất to lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, đó là: Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, thu hút nguồn vốn trong dân, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế. Chất lượng tín dụng là một trong những yếu tố rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, đó là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NH.

Hoạt động cho vay đối với DNV&N của Sacombank Lâm Đồng trong thời gian vừa qua đã thu được những thành tựu đáng kể, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể, chất lượng tín dụng chưa cao… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đã được đưa ra, để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng.

Trên cơ sở những mục tiêu kinh tế - xã hội và những nguyên nhân hạn chế luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp và kiến nghị trong thời gian tới nhằm đạt được mục đích cuối cùng là đảm bảo các hoạt động cho vay một cách lành mạnh, an toàn và có hiệu quả đảm bảo lợi ích của toàn xã hội.

Luận văn kết hợp những kiến thức tiếp thu qua quá trình học tập và nghiên cứu cùng với việc tiếp cận thực tế thông qua phân tích, đánh giá tình hình hoạt

95

động của Sacombank chi nhánh Lâm Đồng. Hy vọng rằng các đề xuất trong luận văn sẽ đóng góp một phần trong việc nâng cao hiệu quả hoạt cho vay của ngân hàng đối với các DNV&N trong thời gian tới./.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Chính phủ (2000), Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 (Nghị định này được thay thế bởi Nghị định 109/2004/NĐ-CP).

2. Chínhphủ (2001), Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển DNN&V.

3. Chính phủ (2006), Quyết Định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

4. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Nguyễn Đăng Dờn (2011), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Trần Huy Hoàng (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb lao động xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Ngọc Hùng (1995), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Minh Kiều (1993), Tiền tệ tín dụng, ngân hàng và thanh toán quốc tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9.Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết Định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

97

10. Nghiên cứu của Đặng Trung Nghĩa (2005),“Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại Việt Nam”,Tạp chí Ngân hàng,(7), tr13. 11. Quốc hội (2004), Luật Các Tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều 20.

12. Chu Văn Thái (2007), “Bàn về quyền chủ nợ của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, (6), tr34.

13.Lê Văn Thành (2006),“Đánh giá hoạt động tín dụng dành cho Doanh nghiệp trên hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (4), tr20.

14. Nguyễn Văn Tiến (2007), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

15. Nguyễn Minh Tuấn (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

16. Nguyễn Đình Tự (2008), “Ngành Ngân hàng Việt Nam sau một năm gia nhập WTO”,Tạp chí Ngân hàng, (1), tr17.

17. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

18. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Thực trạng rủi ro rín dụng của các NHTM ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp phòng ngừa hạn chế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Website:

19. www.3c.com.vn

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 100)