Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 46)

Kết quả kinh doanh là một trong những kết quả quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh tiền tệ nói riêng tại các Ngân hàng cũng như Sacombank Lâm Đồng.

Trong thời gian qua, từ năm 2007 tình hình kinh tế liên tục diễn biến khó khăn, chính phủ liên tục thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nhưng được sự hỗ trợ của Sacombank cấp trên, cùng với sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ, nhân viênChi nhánh Sacombank Lâm Đồng đã thu được những kết quả đáng kể, cụ thể trong giai đoạn từ năm 2007-2010 như sau:

* Về nguồn vốn

Xác định nguồn vốn là một yếu tố quan trọng cho công việc mở rộng hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tính đến hết năm 2010 tổng nguồn vốn của Sacombank Lâm Đồng là 6722 tỷ đồng, giảm mạnh so với năm 2007 (nguồn vốn là 10.518 tỷ đồng). Nhưng so với mặt bằng chung của các ngân

39

hàng khác trên cùng địa bàn thì nguồn vốn của Sacombank Lâm Đồng vẫn ở mức cao và tương đối ổn định từ năm 2008 trở đi. Đặc biệt là năm 2010 biến động lớn về tỷ giá, giá vàng, lãi suất vào thời điểm cuối năm cùng sự cạnh tranh của các ngân hàng cổ phần bằng các cách khuyến khích ngầm hoặc đặc biệt đã tác động tới tâm lý của một bộ phận khách hàng tại chi nhánh với nhu cầu gửi vốn hưởng lãi cao và linh hoạt rút vốn khi cần.

* Kết quả kinh doanh

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 So sánh 2008/ 2007 2009/ 2008 2010/ 2009 Bình quân Tổng thu 1531 1197 781 757,9 78,18 65,24 97,04 79,10

Thu lãi cho vay

tín dụng 1495 334 257 210,3 22,34 76,94 81,82 52,00

Thu ngoài tín

dụng 36 863 524 547,6 2397,2 60,71 104,50 247,77

Tổng chi 1376 1085 673 620 78,85 62,02 92,12 76,66

Chi trả lãi huy

động 1256 531 485 437,4 42,27 91,33 90,18 70,35

Chi khác 120 554 178 178 461,66 32,12 100 114,04

Lãi 155 112 108 137,9 72,25 96,42 127,68 96,17

40

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng thu từ hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng đã có sự biến động. Năm 2007 tổng thu của ngân hàng là 1531 tỷ đồng. Nhưng từ năm 2008 đã có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 2010 tổng thu chỉ đạt 757,9 tỷ đồng. Đặc biệt là thu lãi từ hoạt động tín dụng cũng giảm rất mạnh, bình quân qua 4 năm đã giảm gần 50%. Sở dĩ như vậy là do năm 2010, nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn bất lợi, do những tác động tiêu cực từ kinh tế toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn khôi phục và các nguyên nhân nội tại của nền kinh tế Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trong nước và hoạt động kinh doanh của các NHTM. Sự biến động của giá vàng, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất và tâm lý người dân tạo sự cạnh tranh khốc liệt về huy động vốn nội và ngoại tệ (USD). Bên cạnh đó, các chính sách điều chỉnh thị trường của Nhà nước như thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát, tăng vốn điều lệ của các NHTM… cũng có phần gây áp lực tới giá và nhu cầu vốn của hệ thống ngân hàng, gây khó khăn trong việc phát triển tín dụng khi chi phí đầu vào quá cao và làm thu hẹp chênh lệch đầu ra trừ đầu vào.

Biểu đồ 2.1: Biến động lãi thu từ cho vay tín dụng giai đoạn 2007-2010 Thu lãi cho vay tín dụng

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2007 2008 2009 2010 năm Tỷ đồng

Thu lãi cho vay tín dụng

41

Nguồn: Báo cáo KQKDSacombank Chi nhánh LâmĐồng, giai đoạn2007- 2010

Năm 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn hơn về công tác nguồn vốn và cho vay, chênh lệch thu-chi của Sacombank Chi nhánh Lâm Đồng năm 2010 vẫn đảm bảo ổn định, có lương, thưởng đạt cao hơn năm 2009, tuy mức tăng trưởng nhẹ. Các tỷ trọng thu vẫn tập trung ở thu lãi cho vay, thu từ tín dụng giảm so năm trước (-10%), do tỷ trọng các nhóm nợ không tính dự thu tăng hơn năm 2009 và các khoản tín dụng được điều chỉnh theo lãi suất cho vay mới thấp hơn các khoản tín dụng có lãi suất cao năm 2008 chuyển sang 2009.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng.

2.2.1. Chính sách cho vay của Ngân hàng đối với DNV&N

Hiện nay, Sacombank Lâm Đồng cho vay DNV&N bằng các hình thức sau:

Cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư tài sản, dự án, bảo lãnh. * Cho vay bổ sung vốn lưu động

Mục đích của cho vay bổ sung vốn lưu động là để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng và linh hoạt nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng vay vốn có đảm bảo bằng tiền gửi.

Các sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động gồm: - Cho vay sản xuất kinh doanh

- Cho vay sản xuất kinh doanh mở rộng tỷ lệ bảo đảm

- Cho vay sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời - Bao thanh toán nội địa

42

- Cho vay sản xuất kinh doanh trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ - Cho vay đại lý phân phối xe ôtô

- Tài trợ thương mại trong nước

- Cho vay ứng trước tiền bán hàng dành cho khách hàng thu hộ

- Bao thanh toán cho khách hàng xuất khẩu sang thị trường chi nhánh nước ngoài.

* Cho vay đầu tư tài sản/dự án

Mục đích của cho vay đầu tư tài sản/dự án đáp ứng cho những khách hàng là DNV&N có nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư dự án mới nhưng chưa đủ nguồn lực tài chính để thực hiện, với dòng sản phẩm cho vay đầu tư tài sản/dự án, Sacombank Lâm Đồng sẽ đáp ứng vốn để các DNV&N thực hiện dự án đầu tư.

* Bảo lãnh

Mục đích là khẳng định uy tín và gia tăng niềm tin cho đối tác.

Các sản phẩm là: Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm; bảo lãnh vay vốn; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hoàn thanh toán; bảo lãnh thanh toán; các bảo lãnh khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Tài sản đảm bảo: Ký quỹ bằng tiền mặt; cầm cố chứng từ có giá; bất động sản, nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất và công trình sử dụng trên đất…; Động sản: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá,phương tiện vận tải…; Bảo lãnh của bên thứ ba.

43

* Đối với sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động thời hạn vay lên đến 12 tháng, vốn được trả linh động theo thời gian cấp hạn mức thấu chi; lãi được thu một lần vào ngày đáo hạn thẻ tiền gửi hoặc ngày tất toán mức thấu chi.

* Đối với sản phẩm cho vay đầu tư tài sản/dự án mức cho vay tối đa lên đến 85% tổng giá trị của dự án đầu tư.

Thời hạn cho vay trung và dài hạn phù hợp với thời gian hoạt động của dự án đầu tư. Có chính sách ân hạn trong thời gian triển khai dự án để giảm áp lực trả nợ cho khách hàng giúp cho khách hàng tự chủ được nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh.

* Bảo Lãnh

Loại tiền bảo lãnh đa dạng và phù hợp với luật pháp về quản lý ngoại hối. Sacombank Lâm Đồng có thể bảo lãnh cho nghĩa vụ mà nhiều khách hàng cùng tham gia và chịu trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng liên đới trách nhiệm của các khách hàng; khách hàng có thể tu chỉnh số tiền hoặc tăng thời hạn bảo lãnh để phù hợp với nhu cầu của mình với thủ tục nhanh chóng và dễ dàng; tăng cuờng mức độ tin cậy của các đối tác trong việc thực hiện các nghĩa vụ cũng như gia tăng khả năng thắng thầu.

* Sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động đối tượng là khách hàng DNV&N có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sacombank với loại tiền thấu chi là VNĐ. Khách hàng phải đáp ứng các diều kiện cho vay vốn theo quy định tại chính sách hiện hành.

* Sản phẩm cho vay đầu tư tài sản/dự án khách hàng là các tổ chức có dự án mang tính khả thi cao và phù hợp với quy định của pháp luật. Khi thực hiện giao dịch phải có kế hoạch hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư; kế hoạch tiến độ đầu tư; các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng.

44

2.2.2. Quy mô và thời hạn cho vay DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng

2.2.2.1. Hoạt động cho vay DNV&N phân theo thời hạn cho vay

Các DN nói chung và các DNV&N nói riêng vay vốn là nhằm đáp ứng yêu cầu vốn bị thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hình thức vay chủ yếu là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 tổng dư nợ cho vay của Sacombank Lâm Đồng đã giảm xuống, cụ thểgiảm từ 712,64 tỷ đồng năm 2008 xuống còn 428,59 tỷ đồng năm 2011. Dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm phần chủ yếu, nhưng xét về xu thế thì dư nợ ngắn hạn đang trong quá trình giảm xuống, giảm mạnh hơn so với dư nợ trung hạn và dài hạn.

Bảng 2.2: Dƣ nợ cho vay đối với DNV&N phân theo thời hạn vay

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tổng dư nợ cho vay 712,64 700,52 521,54 428,59

Dư nợ ngắn hạn 441,84 434,32 255,55 240,01

Dư nợ trung hạn và dài hạn 270,80 266,20 265,99 188,58

Nguồn: Báo cáo KQKD Sacombank Lâm Đồng 2008, 2009, 2010, 2011

Nhìn vào Biểu đồ 2.2 ta thấy xu hướng giảm xuống của dư nợ ngắn hạn, năm 2008 dư nợ ngắn hạn chiếm hơn 60% nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống còn hơn 55%. Khoảng cách giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn, dài hạn đã gần bằng nhau.

45 0 10 20 30 40 50 60 70 2008 2009 2010 2011 năm % Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ trung hạn và dài hạn

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo thời hạn

Nguồn: KQKDSacombank Chi nhánh LâmĐồng, giai đoạn2008- 2011

Sở dĩ xu hướng tổng dư nợ giảm và dư nợ ngắn hạn chiếm phần lớn là vì từ năm 2009 Sacombank Lâm Đồng đã bắt đầu thực hiện các giải pháp thắt chặt tiền tệ theo định hướng chỉ đạo của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và Sacombank, đảm bảo cân đối vốn kịp thời tại Chi nhánh và hệ thống. Hơn nữa từ năm 2008 ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường hàng hóa các mặt hàng truyền thống như sắt, thép, phân bón, thức ăn chăn nuôi tiếp tục giảm giá làm giảm kết quả tài chính của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng DNV&N dẫn đến không đủ điều kiện để vay vốn. Đối với các khách hàng DNV&N truyền thống, uy tín, đủ điều kiện vay vốn, việc cho vay chọn lọc khó do bị cạnh tranh bởi các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Hơn nữa sang năm 2010 nhằm thực hiện tốt các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Sacombank, chi nhánh chỉ tập trung thu nợ, hạn chế cho vay đối với những đơn vị ít sử dụng dịch vụ của ngân hàng, không cho vay các dự án kém hiệu quả hoặc đầu tư bất động sản.

46

Qua phân tích trên ta thấy, cơ cấu cấp tín dụng phân loại theo thời hạn cho vay tại Sacombank Lâm Đồng là tỷ trọng vốn ngắn hạn cao hơn tỷ trọng vốn trung hạn và dài hạn. Các khoản vốn tín dụng ngắn hạn nhằm cung ứng nhu cầu về vốn lưu động cho các DN, phục vụ quá trình SXKD như mua nguyên vật liệu, chi trả lương, các khoản vay cho mục đích thương mại và du lịch với đặc điểm thu hồi vòng quay vốn nhanh... Còn các khoản vốn tín dụng trung và dài hạn nhằm tài trợ cho DN mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao nhà xưởng... Để nâng cao tính cạnh tranh cho các DNV&N, việc đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong tình hình kinh tế đang ngày càng trở nên khó khăn là yêu cầu tất yếu. Chủ trương của ngân hàng trong thời gian tới là giữ vững mức độ ổn định và tăng trưởng tín dụng ngắn, trung và dài hạn.

2.2.2.2. Hoạt động cho vay DNV&N phân theo loại hình doanh nghiệp

Trong hoạt động cho vay doanh nghiệp, thì Sacombank Lâm Đồng chủ yếu là các DNV&N, trong đó có DNV&N Nhà nước và DNV&N ngoài quốc doanh. Để thấy được sự khác biệt trong tín dụng ta nhìn vào bảng sau:

Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay phân theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tổng dƣ nợ cho vay 712,64 700,52 521,54 428,59

Dư nợ doanh nghiệp

Nhà nước 181,01 191,94 156,98 138,86

Dư nợ ngoài quốc

doanh 531,63 508,58 364,56 289,73

47 0 20 40 60 80 2008 2009 2010 2011 N ăm %

Dư nợ Ngoài quốc doanh Dư nợ doanh nghiệp Nhà nước

Dư nợ của DNV&N ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với dư nợ của DNV&N Nhà nước. Cụ thể như năm 2008: Dư nợ DNV&N ngoài quốc doanh là 531,63 tỷ đồng còn dư nợ DN Nhà nước là 181,01 tỷ đồng, đến năm 2011 xu hướng cũng không thay đổi, nhưng tỷ trọng dư nợ DNV&N ngoài quốc doanh đã giảm xuống đáng kể, giảm xuống còn hơn 1/2 so với năm 2008, trong khi đó tỷ trọng dư nợ DNV&N Nhà nước giảm không đáng kể.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: KQKDSacombank Chi nhánh LâmĐồng, giai đoạn2008 - 2011

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ xu hướng dư nợ giữa hai khu vực DNV&N Nhà nước và DNV&N ngoài quốc doanh. Nhưng tỷ trọng dư nợ DNV&N Nhà nước đã tăng lên mạnh.

Sở dĩ dư nợ của các DNV&N ngoài quốc doanh đã giảm mạnh là bởi vì từ năm 2008, do tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất, tỷ giá, giá cả thị trường rất

48

khó dự đoán, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNV&N ngoài quốc doanh đã giảm một cách đáng kể. Cùng với chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ của Chính Phủ từ năm 2007, nên Sacombank Lâm Đồng đã rất cẩn trọng trong việc cho các DNV&N vay vốn tín dụng, để hạn chế nợ xấu tăng cao.

Hơn nữa cũng do các DNV&N hoạt động kém hiệu quả nên hầu như không còn tài sản thế chấp, không đủ báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng, mặc dù các DNV&N ngoài quốc doanh muốn có nhu cầu vay vốn cũng rất khó khăn để tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Các vấn đề về tài sản thế chấp như tài sản quyền sở hữu trí tuệ, giá trị quyền sử dụng đất, tính pháp lý của bất động sản, tài sản hình thành từ vốn vay dùng để bảo đảm tiền vay... cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì các tài sản bảo đảm chủ yếu có nguồn gốc từ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và giá trị của các tài sản cá nhân thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu các khoản vay để phát triển doanh nghiệp. Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các khoản vay, chẳng hạn như việc chuyển tiền trực tiếp cho người bán, cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi làm giảm khả năng sử dụng các nguồn vốn vay hiện đang là trở ngại chính khiến cho DNV&N ngoài quốc doanh ngày càng khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

2.2.3. Chất lượng cho vay DNV&N tại Sacombank Lâm Đồng

*Các chỉ tiêu về số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Sacombank Lâm Đồng

Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, các DNV&N là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và chủ đạo của các ngân hàng. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm Đồng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)