Thực trạng các giá trị văn hóa vật thể văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 60)

thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính

Nói đến văn hóa vật thể là nói đến các giá trị vật chất, những sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan được hình thành một cách tự nhiên hay do con người tạo nên trong quá trình lịch sử, trong đời sống hàng ngày. Có nhiều loại văn hóa vật thể được tồn tại với nhiều hình thức khác nhau dưới dạng các vật cụ thể liên quan và gắn liền với nhu cầu sinh hoạt vật chất của con người hay bảo đảm cho sự hình thành, tồn tại và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể.

Với ý nghĩa như vậy, giá trị văn hóa pháp luật vật thể của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC được biểu hiện ở một số hình thức cụ thể như sau:

Thứ nhất, các trụ sở công sở nơi làm việc của Thẩm phán. Trên thế giới, tùy vào điều kiện kinh tế, mức độ đánh giá tầm quan trọng của xã hội đối

56

với tư pháp, đối với tòa án của từng quốc gia, từng khu vực mà người ta kiến tạo nên các công trình kiến trúc xây dựng với quy mô tương ứng với tầm quan trọng đó. Như vậy trụ sở nơi làm việc của thẩm phán được bố trí, được xây dựng một mặt dựa vào khả năng kinh tế, một mặt dựa vào sự đánh giá, sự coi trọng tòa án, đội ngũ thẩm phán và yêu cầu nhu cầu bảo vệ công lý của xã hội, của nhà nước. Thông thường các công trình xây dựng dùng làm trụ sở, nơi làm việc của tòa án có kiến trúc vững chãi, uy nghi và độ bền cao, lâu dài, nhất là việc bố trí cấu trúc, hình dáng của phòng xử án. Hơn nữa, cấu trúc, kiểu dáng các công trình này lại được thiết kế sắp xếp phù hợp với loại hình tố tụng (Tố tụng tranh tụng, tố tụng thẩm vấn) tức là phù hợp với hình thức văn hóa phi vật thể dưới hình thức mô hình tố tụng, mô hành tư pháp.

Văn hóa pháp luật vật thể của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC còn được biểu hiện ở hình thức sắp xếp phòng làm việc, bàn làm việc hằng ngày của thẩm phán.

Thứ hai, phương tiện, máy móc, dụng cụ, thiết bị kỹ thuật, dụng cụ, đồ vật bố trí và trang trí nội thất cũng nói lên mức độ và giá trị văn hóa pháp lý của thẩm phán trong TTHC.

Thứ ba, các sản phẩm, hàng hóa… phục vụ cho trang phục, diện mạo của Thẩm phán. Tuy dưới những hình thức khác nhau nhưng nói chung trang phục của Thẩm phán khi đến cơ quan phần lớn là đồng phục vừa thể hiện sự nghiêm túc đứng đắn vừa lịch sự, trang nhã.

Thứ tư, các khoản lương, thù lao, các giá trị vật chất khác đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân và bảo đảm đời sống gia đình của Thẩm phán cũng nói lên mức độ giá trị văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC.

Ở nước ta, thực trạng các giá trị văn hóa loại này cho thấy do điều kiện kinh tế hạn hẹp, đời sống xã hội còn có nhiều khó khăn, đặc biệt là chưa có sự coi trọng và đánh giá cao của xã hội đối với tòa án, với đội ngũ thẩm phán

57

nên hình thức văn hóa vật thể có giá trị ở mức thấp. Biểu hiện ở tình trạng chật chội, phương tiện, kỹ thuật, thiết bị còn nhiều thiếu thốn. Có những nơi, các thẩm phán dùng chung một bàn làm việc, một máy vi tính. Đặc biệt là lương, thù lao của thẩm phán của nước ta nhìn chung là thấp, chỉ mới đảm bảo cho mức sống tối thiểu (theo chuẩn của Việt Nam).

Về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Tòa án nhân dân, trước đây, do điều kiện kinh tế của đất nước khi đó còn nhiều khó khăn, trụ sở Tòa án nhân dân các cấp được xây dựng ở giai đoạn này từ nguồn vốn chống xuống cấp, nên nhỏ hẹp, chật chội, lạc hậu và còn nhiều Tòa án nhân dân cấp huyện không có trụ sở làm việc hoặc trụ sở là nhà tạm cấp 4, phương tiện làm việc của Tòa án nhân dân các cấp còn nhiều thiếu thốn, bất cập. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trụ sở của nhiều Tòa án nhân dân các cấp được đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của ngành Tòa án bước đầu được cải thiện.

Tính đến ngày 30-6-2013, trong số 700 Toà án nhân dân cấp huyện, có 674 đơn vị đã có trụ sở, còn 26 đơn vị chưa có trụ sở; trong đó, có 276/438 (chiếm 63,01%) trụ sở Tòa án nhân dân cấp huyện có thể đáp ứng ngay là trụ sở Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, từ năm 2006 đến nay, có 39/63 trụ sở đã được đầu tư (trong đó có 14 trụ sở xây mới, 11 trụ sở cải tạo mở rộng đã hoàn thành đưa vào sử dụng và 8 trụ sở đang xây mới, 6 trụ sở đang cải tạo, mở rộng) [17].

Về chế độ, chính sách đối với Thẩm phán: Thẩm phán được xếp hàng “đặc biệt” trong hệ thống công chức nhà nước. Chỉ có tòa án, cơ quan làm việc của thẩm phán, mới là nơi giải tỏa được oan sai cho người vô tội cũng như phán xét kẻ có tội. Quan trọng là vậy, nhưng lương của thẩm phán lại thấp so với mặt bằng chung của xã hội.

58

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)