Thực trạng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 63 - 68)

phi vật thể của văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính

Hiện có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa và văn hóa pháp luật, nhưng một cách chung nhất có thể hiểu, văn hoá pháp luật là tống thể các hoạt động hàm chứa các giá trị pháp luật được hình thành trên cơ sở tri thức pháp luật, lòng tin, tình cảm đối với pháp luật và hành vi pháp lý thực tiễn.

Nói tới văn hoá pháp luật là nói tới con người, nói tới việc phát huy năng lực bản chất của con người trong các hoạt động pháp lý. Cơ sở của mọi hoạt động văn hoá pháp luật là khát vọng của con người hướng tới các giá trị pháp lý được định chuẩn bởi pháp luật. Các hoạt động đó về bản chất là hướng tới các giá trị tích cực và mang tính sáng tạo, phổ biến nên văn hoá pháp luật về nội dung cần được hiểu với nghĩa là luôn luôn hàm chứa các giá trị hữu ích, tích cực. Mọi hoạt động nếu xuất phát từ nhu cầu không chính đáng của con người đương nhiên sẽ không hàm chứa các giá trị văn hoá và văn hoá pháp luật. Đó là rào cản hay mặt trái của các giá trị văn hoá đích thực.

Vì lẽ đó, khái niệm văn hoá pháp luật luôn chứa đựng tính chất nhân văn và mang đặc điểm dân tộc sâu sắc. Cũng như mọi loại hình văn hoá khác, thông thường người ta chia văn hoá pháp luật thành hai lĩnh vực là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Sự phân chia này cũng là cần thiết để có được cách nhìn toàn diện đối với các sản phẩm văn hoá pháp luật. Tuy nhiên, sự phân chia đó cũng chỉ là tương đối. Cái gọi là văn hoá vật chất thực ra là vật thể hoá các giá trị tinh thần mà thôi.

Mặc dù văn hoá pháp luật có tính phổ biến, tương đồng và gắn liền với bản sắc dân tộc, nhưng văn hoá pháp luật trong xã hội có giai cấp mang tính giai cấp. Văn hoá pháp luật còn có tính kế thừa bởi nó được lưu truyền qua nhiều thế hệ, luôn thể hiện và vươn tới các giá trị đích thực của quá trình điều chỉnh pháp luật. Do đó, không nên tuyệt đối hoá tính giai cấp của văn hoá

59

pháp luật, nhất là trong điều kiện đổi mới, hội nhập đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ như hiện nay. Nếu như văn hoá chỉ được xuất hiện trên cơ sở ý thức, nhận thức của con người thì văn hoá pháp luật chỉ có thể hình thành trên nền tảng ý thức pháp luật, nhận thức về các giá trị của pháp luật. Nếu như văn hoá được nhận diện qua ứng xử của con người, cộng đồng xã hội trong các quan hệ thực tế thì văn hoá pháp luật được thể hiện trong đời sống pháp lý thông qua quá trình thực hiện pháp luật bằng hành vi pháp lý của các loại chủ thể pháp luật. Văn hoá cũng như văn hoá pháp luật luôn có tính đan xen, kế thừa và phủ định trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực.

Trong xu thế hội nhập và phát triển thì việc hài hoà hoá các giá trị của nền văn hoá pháp luật Việt Nam với văn hoá chung của các quốc gia, dân tộc khác trên các lĩnh vực là vấn đề tất yếu khách quan. Việc nhận diện về thực trạng thấp kém của nền văn hoá pháp luật nước ta hiện nay là thiết thực và cần thiết. Đó là:

Thứ nhất, mặt bằng dân trí nói chung và dân trí pháp lý nói riêng còn rất

thấp: “trước cách mạng tháng 8-1945 trên 90% dân số nước ta mù chữ” [8], ngày nay tất cả các tỉnh thành trong cả nước đã cơ bản xoá mù và phổ cập tiểu học, trung học cơ sở. Điều này cho thấy tình hình dân trí đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, với nền tảng như vậy vẫn còn nhiều khó khăn để có thể nâng cao dân trí pháp lý và văn hoá pháp luật đối với nhân dân. Do tính đặc thù của giáo dục, đào tạo pháp luật khó có thể phổ cập được cho mọi đối tượng xã hội nên mặt bằng dân trí pháp lý được cải thiện chậm hơn và không đồng đều giữa các đối tượng xã hội, vùng, miền ở nước ta. Hiện nay chúng ta có nhiều cơ sở đào tạo luật với nhiều hệ và hình thức đào tạo khác nhau nhưng không có nghĩa là mọi người đều được học luật và pháp luật đến được với mọi người dân ở mọi lúc mọi nơi.

60

còn hạn chế: Ý thức tôn trọng pháp luật và tính chủ động sử dụng pháp luật với tính cách là yếu tố của văn hoá pháp luật có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ chế hành vi của các chủ thể. Mặc dù vậy, đây lại là một điểm yếu lớn nhất được nhận thấy trong thực tiễn pháp lý ở nước ta hiện nay. Ý thức tôn trọng pháp luật của một số cơ quan nhà nước và công chức nhà nước chưa cao. Nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật không phải do kém hiểu biết mà nguyên nhân chính là coi thường pháp luật. Chẳng hạn có địa phương vì quyền lợi của mình mà đặt ra những qui định mang tính cát cứ gây cản trở cho việc thực thi pháp luật, trong khi chúng ta chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu đối với mọi hoạt động của các cơ quan công quyền. Mặt khác, do quan niệm của một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ và đúng đắn tính tối thượng của pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nên ít sử dụng quyền pháp luật hoặc chưa tự giác thi hành nghĩa vụ pháp luật.

Thứ ba, ảnh hưởng của các phong tục, tập quán lạc hậu và lối sống cũ

còn nặng nề: Việt Nam là một quốc gia ở phương đông thường coi trọng các giá trị của đạo đức, tập quán trong điều chỉnh hành vi và quản lý xã hội do vậy sự phát triển ưu trội của quan hệ đạo đức so với các quan hệ chính trị, pháp luật là một thực tế. Đa phần dân cư nước ta làm nghề nông nặng tính khép kín bởi cộng đồng làng-xã. Mặt trái của tính quần cư cho thấy đó là sự cục bộ địa phương, chủ nghĩa gia đình, dòng tộc...tạo nên sức ì lớn theo tính hướng nội, ít chủ động giao lưu bên ngoài, không nhạy bén đón bắt những cơ hội đổi thay của thời đại và một số nhân tố nổi trội bị san lấp hoặc coi thường. Đặc biệt một số phong tục, tập quán cũ, lạc hậu vẫn được duy trì trong cộng đồng gây cản trở lớn đối với quá trình toàn cầu hoá trên các lĩnh vực.

Thứ tư, ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ về tư duy và hành vi còn lớn:

Việc đổi mới với thời gian còn ngắn chưa đủ để chúng ta xoá hẳn được tư duy của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, tích luỹ được các kinh

61

nghiệm trong xây dựng pháp luật, ứng xử pháp luật và nhận thức các giá trị của pháp luật, kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá. Điều khó khăn là chúng ta chưa có được một nhận thức tổng thể và cụ thể cho quá trình đổi mới và phát triển nên có khi còn do dự, chần chừ thiếu dứt khoát trong lúc đó toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

Nguyên nhân của sự yếu kém

Thứ nhất, hệ thống pháp luật còn trong thời kỳ đổi mới nên chưa hoàn

thiện và ổn định về các chuẩn mực và cách tác động: Văn hoá pháp luật là yếu tố nền tảng để ban hành qui phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ngược lại hệ thống pháp luật là một trong các tiêu chí đánh giá văn hoá pháp luật, cơ sở để củng cố và bảo vệ các giá trị văn hoá pháp luật. Sau hơn 15 năm đổi mới, hoạt động xây dựng pháp luật nước ta từng bước phát triển để tạo lập cơ sở pháp lý cho điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên hệ thống pháp luật hiện vẫn còn thiếu tính toàn diện, đồng bộ. Khung pháp luật thiếu toàn diện, một số lĩnh vực quan trọng về kinh tế thị trường, an sinh xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia chưa có văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh cụ thể. Chất lượng văn bản qui phạm pháp luật chưa cao, nhiều qui định pháp luật không rõ ràng, thiếu ổn định, công tác hệ thống hoá pháp luật không được tiến hành thường xuyên gây khó khăn cho việc tiếp cận, nhận thức và thực hiện pháp luật.

Thứ hai, chế độ trách nhiệm cá nhân chưa được đề cao trong các hoạt

động pháp lý thực tiễn: trách nhiệm cá nhân trong các hoạt động pháp lý nói chung là một yếu tố cơ bản phản ánh đặc tính văn hoá pháp luật của con người. Có nhiều lý do đem lại mà tính chịu trách nhiệm cá nhân trong các hoạt động pháp lý, xã hội thực tế chưa cao. Chẳng hạn, do chủ nghĩa bình quân tập thể của cơ chế cũ để lại, do sự cản trở của yếu tố cộng đồng, tập quán...vv. Dù do nguyên nhân gì đem lại, điều đó thể hiện tính không tích cực, thụ động ảnh

62

hưởng lớn đến quá trình sử dụng pháp luật, thực hiện quyền và nghiã vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật. Xét cho cùng nó không đồng thuận với những thuộc tính của văn hoá pháp luật của từng cá nhân và xã hội. Tệ hại hơn, một số ít công chức, viên chức nhà nước khi thi hành công vụ lại ứng xử tựa như coi quyền lực có từ chính mình hoặc gia đình mình. Trong lúc đó bản chất của văn hóa pháp luật thể hiện ở khía cạnh văn hóa cầm quyền (văn hóa quyền lực) đòi hỏi công chức, viên chức nhà nước trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần phải tôn trọng người dân, bởi quyền lực có trước hết từ nhân dân, xuất phát từ nhân dân và nhân dân đã ủy thác một phần quyền để họ thực thi.

Thứ ba, trạng thái môi trường pháp chế chưa nghiêm: Văn hoá pháp

luật đòi hỏi pháp luật được tôn trọng, cơ chế thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật phải chặt chẽ và hiệu quả. Tuy nhiên ở nước ta do nhiều nguyên nhân đem lại mà tính pháp chế trong các hoạt động pháp lý chưa cao. Hiện tượng vượt rào pháp luật vẫn xảy ra, tình trạng coi thường các quyết định áp dụng pháp luật vẫn còn, bản án và các quyết định của nhà nước đã phát sinh hiệu lực những vẫn không được thi hành nghiêm chỉnh...vv. Tình hình này không những làm giảm hiệu lực các văn bản áp dụng pháp luật mà còn gây mất niềm tin của nhân dân, làm giảm nhiệt tình đầu tư của các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước. Và, văn hóa pháp luật bị mất đi giá trị cần thiết trong sự vận động đó là sự công bằng, bình đẳng và hợp pháp.

Thứ tư, các hoạt động giáo dục, tuyên truyền và phổ biến pháp luật

chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc nâng cao trình độ văn hoá pháp luật và năng lực pháp lý thực tiễn của công dân. Hiện nay ở nước ta, chính sách của nhà nước về phát triển thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đồng bộ và nhất quán. Thông tin pháp luật kém cập nhật, cát cứ, chưa tập trung. Các văn bản qui phạm pháp luật chưa được đăng tải đầy đủ trên công báo và các

63

phương tiện thông tin đại chúng. Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật còn hình thức nên pháp luật ít đến với người dân và khó đi vào thực tiễn. Mặc dù giáo dục pháp luật đã được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhưng còn hạn chế về nội dung, thiếu sự sinh động trong cấu trúc chương trình và phương pháp giảng dạy.

Thứ năm, công tác hỗ trợ pháp lý mới bước đầu được hình thành, hoạt

động còn hạn chế: Hỗ trợ pháp lý là một lĩnh vực hoạt động mới xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây. Trong điều kiện công tác giáo dục, tuyên truyền có những khó khăn đặc thù thì các hoạt động trợ giúp pháp lý càng thiết thực vì nó đáp ứng nhu cầu bức xúc của nhân dân, làm đa dạng hơn đời sống văn hoá pháp luật, giải quyết những vướng mắc trên các lĩnh vực của xu thế toàn cầu hoá. Tuy nhiên hệ thống các tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý ở nước ta chưa đủ mạnh, chưa thật sự trở thành chỗ dựa để hỗ trợ các loại chủ thể trong quá trình bảo vệ quyền, lợi ích và thực hiện các giao dịch pháp lý có tính quốc tế. Trên thực tế, hoạt động của Đoàn luật sư, Hội luật gia, các trung tâm tư vấn chuyên môn (tư vấn về hôn nhân, gia đình; bất động sản; vốn; đầu tư; bảo đảm các giao dịch pháp lý...vv.) hoạt động còn manh mún, thiếu kinh nghiệm, chưa đủ sức giải quyết mọi yêu cầu của lộ trình hội nhập trên tất cả các lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)