Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 68)

Việc tuyển dụng cán bộ là rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đặc biệt trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán nói riêng được thực hiện qua nhiều giai đoạn khác nhau để đảm bảo tiêu chí lựa chọn những người “đủ đức, đủ tài” để thực thi tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.

64

và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán với mục đích không chỉ bảo đảm về số lượng tuyển chọn, bổ nhiệm mà còn phải bảo đảm về tiêu chuẩn, chất lượng và được thực hiện một cách chặt chẽ theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Công văn số 375/TA-TCCB ngày 16-7-2012 của Tòa án nhân dân tối cao về việc kiện toàn đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để quy định nguồn tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán phải là những cán bộ đã có bằng Cử nhân luật, có đủ thời gian làm công tác pháp luật và đã qua đào tạo về nghiệp vụ Thẩm phán. Thực hiện Công văn số 357 trên thì:

Người được giới thiệu đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 5 và Điều 22 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân còn phải có các điều kiện, tiêu chuẩn như: có trình độ Cao cấp lý luận chính trị (hoặc cử nhân chính trị), có thành tích xuất sắc nhiều năm liền trong công tác và bảo đảm đủ độ tuổi bổ nhiệm ít nhất là một nhiệm kỳ (5 năm).

Ngoài ra, đối với nguồn của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao phải là cán bộ, công chức hiện đang giữ chức vụ từ Trưởng phòng trở lên (thời gian giữ chức vụ trưởng phòng ít nhất là 5 năm) có triển vọng phát triển. Đối với nguồn từ Tòa án nhân dân địa phương: phải là Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh ít nhất 5 năm, đang giữ chức vụ Phó Chánh tòa trở lên, trong diện quy hoạch chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; hoặc là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, trong diện quy hoạch chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Còn đối với những cán bộ chưa đủ điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thời gian công tác và những quy định tại

65

Công văn số 375/TA-TCCB ngày 16-7-2012 của Tòa án nhân dân tối cao về việc kiện toàn đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, sẽ có kế hoạch tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo đủ điều kiện, tiêu chuẩn mới xem xét bổ nhiệm [9].

Việc tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân cao tối cao trong những năm qua đã có những kết quả tích cực; quá trình tuyển chọn, bổ nhiệm từ nguồn của Tòa án địa phương đều có sự giới thiệu của Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, sự tham gia của cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ, tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ tại đơn vị công tác, nhận xét của tổ dân phố nơi cán bộ cư trú; quá trình tuyển chọn, bổ nhiệm đều được sự nhất trí cao trong Ban cán sự Đảng, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét thận trọng trước khi trình Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm.

Theo Báo cáo số 78 /BC-TA ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Tòa án nhân dân tối cao về Tổng kết thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002:

Trình độ của đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân, tính đến nay 100% Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp có trình độ cử nhân luật trở lên; cụ thể là: trong số Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có 28% có trình độ trên Đại học, 72 % có trình độ cử nhân luật, 100% có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, gần 70% có trình độ ngoại ngữ và tin học cơ sở; trong số Thẩm phán trung cấp có 7% có trình độ trên Đại học, 93% có trình độ cử nhân luật, 70% có trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị, 30% có trình độ trung cấp lý luận chính trị, hơn 50% có trình độ ngoại ngữ và tin học cơ sở; trong số Thẩm phán sơ cấp có 6,5% có trình độ

66

trên Đại học, 93,5% có trình độ cử nhân luật, 31,2% có trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị, 68,8% có trình độ trung cấp lý

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)