Công tác quản lý Thẩm phán

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 72 - 74)

Thực hiện tốt nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất trong ngành Tòa án nhân dân, trong những năm qua, công tác quản lý Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có những chuyển biến tích cực, thể hiện rõ nét ở việc quản lý tập trung thống nhất đối với đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (từ khâu tuyển chọn, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đến quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật…). Đồng thời

68

đảm bảo thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo và thống nhất quản lý cán bộ, nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện đúng quy chế phân cấp quản lý cán bộ của Tòa án nhân dân tối cao. Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động trong công tác quản lý cán bộ, Thẩm phán, nhất là công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng lại chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống cho đội ngũ Thẩm phán.

Thực hiện tốt công tác quản lý Thẩm phán, song song với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, đến nay công tác cán bộ của Tòa án nhân dân tối cao đã tạo được sự ổn định, chỉ tiêu biên chế được tăng cường, chất lượng đội ngũ Thẩm phán ngày càng tốt hơn. Do đó, trong nhiều năm qua, Tòa án nhân dân tối cao luôn là đơn vị làm tốt công tác xây dựng lực lượng Thẩm phán trong sạch, vững mạnh; chính điều này đã giúp cho đơn vị hoàn thành tốt công tác xét xử, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, thực hiện có hiệu quả chức năng của ngành, yêu cầu nhiệm vụ chính trị.

Xác định công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong ngành Tòa án nhân dân là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhằm tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức; góp phần chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc lãnh đạo tập trung thống nhất trong ngành; chế độ tự phê bình và phê bình; rà soát chính trị nội bộ, thẩm tra xác minh thu thập tài liệu với mục đích tham gia chống mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán ngành Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao đã thường xuyên thực hiện việc rà soát lý lịch cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đội ngũ Thẩm phán để kịp thời bổ sung lý lịch và những vướng mắc về lịch sử chính trị đáng phải quan tâm để có biện pháp chứng minh làm rõ, xử lý kịp thời các

69

nghi vấn về lịch sử chính trị; đã tiến hành kê khai lại lý lịch cán bộ, công chức trong toàn ngành theo mẫu thống nhất của Ban Tổ chức trung ương giúp cho công tác quản lý Thẩm phán được thuận lợi theo yêu cầu bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 72 - 74)