Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 87 - 97)

luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính

Trong thời đại ngày nay, việc giao lưu văn hóa – xã hội không còn dừng lại trong phạm vi một quốc gia, dân tộc. Do nhu cầu hội nhập quốc tế, do cần trao đổi và hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực kéo theo đòi hỏi tất yếu về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nói chung và văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC nói riêng. Từ lâu nay, việc giao lưu hợp tác quốc tế về văn hóa và văn hóa pháp luật ở nước ta đã có những vai trò và đóng góp vô cùng to lớn. Hoạt động này đã góp phần mang lại nhiều thành tựu quan trọng giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, trên nhiều mặt với cộng đồng quốc tế, nhưng đặc biệt quan trọng là trong lĩnh vực pháp luật và các thiết chế pháp luật tương ứng như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp hội ASEAN, tổ chức thương mại quốc tế WTO…

Tuy nhiên, ở nước ta, văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC là một hiện tượng văn hóa mới mẻ, do vậy việc mở rộng, tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa trong lĩnh vực này được xem là một nhu cầu cấp thiết, là phương hướng hoạt động có ý nghĩa thiết thực không chỉ góp phần cải cách thể chế, giải quyết khiếu kiện hành chính mà còn có tác dụng nâng cao, phát huy các giá trị văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC.

83

3.3. Các giải pháp nâng cao các giá trị văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính

Từ các quan điểm và phương hướng nêu trên cũng như để khắc phục một số những khó khăn, vướng mắc, nhược điểm văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, trong quá trình xét xử vụ án hành chính cần có những quy định đảm bảo để Thẩm phán tôn trọng các hoạt động tham gia TTHC hợp

pháp của luật sư, của những người tham gia tố tụng.

Các ý kiến tranh tụng, các tài liệu, chứng cứ, các cơ sở pháp lý xác đáng, khách quan, đúng pháp luật của luật sư, của những người tham gia tố tụng cần phải được xem xét một cách khách quan và dùng làm căn cứ chủ yếu để ra phán quyết; từng bước loại bỏ hiện tượng “ nể sợ” chính quyền để đưa ra các phán quyết mang tính áp đặt, không tôn trọng pháp luật, xem nhẹ vai trò của luật sư.

Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, một mặt nhằm đảm bảo tôn trọng và nâng cao vị thế vai trò của luật sư, xem sự tham gia tố tụng của luật sư và những người tham gia tố tụng là một thiết chế, một yếu tố tranh tụng tạo ra các căn cứ chủ yếu cho việc ra phán quyết của Thẩm phán, của Hội đồng xét xử. Qua đó tăng giá trị sản phẩm văn hóa, giá trị và hiệu lực của bản án. Giải pháp nêu trên còn có ý nghĩa góp phần hoàn thiện nội dung, thể chế cải cách tư pháp tiến tới xây dựng một nền tư pháp văn minh, hiện đại, minh bạch, khách quan… đồng thời phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thứ hai, rà soát, tìm hiểu và phân tích rõ nguyên nhân của những hạn

chế trong công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân.

Những hạn chế trong xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân trong thời gian qua bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:

84

quan trọng của cơ quan Tòa án trong cải cách tư pháp qua đó để hoàn thiện và tăng cường môi trường văn hóa pháp luật chưa thực sự đúng đắn, cụ thể: vẫn còn có tư tưởng cho rằng, tổ chức và hoạt động của Tòa án cũng giống như các cơ quan hành chính nhà nước, đã hình thành ổn định và đang vận hành bình thường; việc đổi mới hay cải cách là công việc thường xuyên, lâu dài của các cơ quan nghiên cứu, lãnh đạo ở cấp vĩ mô. Một số cơ quan ở Trung ương chưa quan tâm đúng mức đến việc đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Tòa án nhân dân, trong đó có công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

- Văn bản pháp luật về tổ chức, hoạt động của Tòa án và xây dựng đội ngũ Thẩm phán còn nhiều bất cập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động và các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan tư pháp, trong đó có ngành Tòa án nhân dân chưa hoàn chỉnh, chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong đó có đội ngũ thẩm phán ngành Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Một số văn bản chưa phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng; còn một số vấn đề bất cập nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; chất lượng, tính khả thi của một số văn bản quy phạm pháp luật chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp với nhau, giữa các cơ quan tư pháp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho các cơ quan tư pháp, trong đó có ngành Tòa án theo yêu cầu cải cách tư pháp còn chưa chặt chẽ, đồng bộ.

85

- Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, Thẩm phán còn yếu; phong cách làm việc chậm đổi mới, không chịu rèn luyện, tự phê bình và phê bình, bị chủ nghĩa cá nhân chi phối; ở một bộ phận cán bộ, Thẩm phán còn hạn chế về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, kiến thức pháp luật quốc tế chưa được cập nhật thường xuyên..., tinh thần phục vụ nhân dân chưa được cao; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu nhân dân chưa được ngăn chặn triệt để, gây nên sự trì trệ, trở ngại không ít cho công cuộc cải cách tư pháp, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành.

- Cơ chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức ngành Tòa án còn nhiều bất cập, cụ thể: Chưa xây dựng được quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân; công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn kết với các khâu trong công tác cán bộ.

- Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc và bảo đảm kinh phí cho hoạt động thường xuyên của ngành Tòa án còn bất cập, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ; chưa xây dựng được quy hoạch phát triển toàn diện của ngành Tòa án. Chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức Tòa án chưa phù hợp với tính chất đặc thù của hoạt động xét xử; chưa khuyến khích, thu hút được người có trình độ chuyên môn giỏi vào làm việc trong cơ quan Tòa án.

- Cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ trong ngành chậm đổi mới; công tác nghiên cứu khoa học về tổ chức, cán bộ còn chưa được chú trọng, đầu tư đúng mức; cơ chế kinh phí chi cho nghiên cứu khoa học còn bất cập, thủ tục thanh quyết toán còn rườm rà, chưa mang tính động viên, khuyến khích trong công tác này; trình độ lý luận và tổng kết thực tiễn còn nhiều yếu kém; chưa chủ động tham mưu đề xuất những vấn đề chiến lược về cán bộ và

86

công tác cán bộ. Một số cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống, thiếu khách quan, yếu về năng lực, chưa chủ động tham mưu, đề xuất mang tính khả thi.

Thứ ba, một giải pháp có tính đột phá là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

Thẩm phán.

Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong ngành Tòa án phải thấm nhuần các nghị quyết của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Xây dựng đội ngũ Thẩm phán, dự báo đúng tình hình, bám sát yêu cầu của nhiệm vụ chính trị để quy hoạch, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, chuẩn bị cho trước mắt và lâu dài, đồng thời phải đề phòng nguy cơ sai lầm về đường lối cán bộ; thường xuyên chỉ đạo, nắm bắt tình hình, tranh thủ ý kiến của cấp ủy, chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết kịp thời những vướng mắc trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ Thẩm phán hoặc có báo cáo đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Thứ tư, có lộ trình và bước đi thích hợp trong xây dựng, đánh giá và

sử dụng đội ngũ Thẩm phán

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng, ngành Tòa án nhân dân cần được triển khai đồng bộ với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp và các cơ quan hữu quan khác trên cơ sở chương trình, kế hoạch bảo đảm tính khả thi, phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành và của địa phương. Trong đó xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và các nội dung cần thực hiện, theo lộ trình, bước đi thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm và trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân; có chính sách đồng bộ khuyến khích, động viên và đề cao tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng ngành Tòa án nhân dân.

87

đứng đầu (trong đó có đội ngũ Thẩm phán). Phải đổi mới, trẻ hóa đội ngũ Thẩm phán trên cơ sở tiêu chuẩn và có sự chuẩn bị chu đáo, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển.

Có quan điểm, phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ và đội ngũ Thẩm phán một cách khách quan, khoa học và công tâm. Xử lý tốt các mối quan hệ giữa đức và tài, quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích, tiêu chuẩn và cơ cấu, năng lực thực tế và bằng cấp, các Thẩm phán đương chức và Thẩm phán đã nghỉ hưu…

Thứ năm, quan tâm xây dựng, thực hiện tốt chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ Thẩm phán

Đổi mới và xây dựng hệ thống chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, Thẩm phán (nhất là chính sách tiền lương, nhà ở và các chế độ, chính sách đặc thù) một cách nhất quán, công bằng, có lý có tình, thống nhất trong phạm vi toàn ngành và giữa các loại Thẩm phán thực sự khuyến khích những Thẩm phán có tài, trân trọng những Thẩm phán có thành tích phù hợp với điều kiện chung của đất nước, của ngành.

Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, kịp thời khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích; Thẩm phán đúng phải được bảo vệ, sai phải đấu tranh, có dư luận phải được kịp thời làm rõ, tránh tình trạng để dư luận âm ỷ, lan truyền ngờ vực lẫn nhau; xử lý nghiêm và kịp thời những tập thể, cá nhân có sai phạm; kịp thời rút kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục những biểu hiện sai phạm, lệch lạc trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ Thẩm phán.

Ngoài các giải pháp nêu trên xin đề xuất một số giải pháp khác như sau:

Thứ nhất, các chuyên gia, các nhà văn hóa, nhà khoa học… nên xem

việc nghiên cứu, trao đổi nhằm góp phần xây dựng, hình thành các giá trị văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC. Xem các giá trị đó như là sự bảo đảm cho nền văn minh tư pháp Việt Nam;

88

Thứ hai, các cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở đào tạo … cần lựa chọn,

xây dựng các đề tài nghiên cứu, hội thảo khoa học nhằm tiến tới hình thành một hệ thống lý luận về văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng văn hóa TTHC;

Thứ ba, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích về tinh

thần, vật chất, về thể chế đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học về văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC; có cơ chế tiếp nhận, ứng dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn hoạt động xây dựng văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC.

89

KẾT LUẬN

Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC là tổng thể các giá trị vất chất và tinh thần được hình thành trong quá trình hoạt động xem xét và giải quyết vụ án hành chính của thẩm phán. Với tư cách là một bộ phận văn hóa pháp luật, văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC vừa mang đủ các đặc điểm của văn hóa pháp luật nói chung vừa có những đặc thù riêng của nó. Về pháp lý, văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC dù biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, cả vật thể và phi vật thể, cả những giá trị được hình thành và tồn tại trong quá trình lịch sử cũng như những hoạt động hằng ngày đều luôn gắn với lịch sử hình thành, tồn tại và hoàn thiện của hệ thống pháp luật TTHC.

Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC là loại văn hóa liên quan đến quá trình Thẩm phán xem xét và giải quyết các khiếu kiện hành chính mà thực chất là xem xét tính hợp pháp của các hành vi công quyền (quyết định hành chính, hành vi hành chính…) gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Do đó, khi nghiên cứu văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC cần tiếp cận nhiều đối tượng, yếu tố khác nhau để thấy hết nội dung và tính chất của loại văn hóa đặc thù này. Trong các yếu tố đó, đáng tập trung nhất là nhân tố văn hóa liên quan đến hoạt động của con người như văn hóa pháp luật của luật sư, văn hóa pháp luật của của những người tham gia TTHC… đặc biệt là văn hóa pháp luật của thẩm phán.

Văn hóa phi vật thể của văn hóa pháp luật của thẩm phán trong TTHC bao gồm các giá trị tinh thần như pháp luật TTHC, những chuẩn mực thuộc về quy tắc đạo đức và ứng xử của con người, được hình thành trong quá trình lịch sử, trong thực tiễn hoạt động tố tụng hàng ngày cũng như ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị đó trong tương lai để hướng tới góp phần xây dựng và hoàn thiện nền tư pháp trong sạch, hiệu lực và hiệu quả theo tinh

90

thần cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Đây là một nội dung nghiên cứu rất quan trọng vừa có ý nghĩa hiện tại cũng như tương lai, có tác động quan trọng đến ý thức pháp luật của nhân tố con người tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hành chính nói riêng và của người dân nói chung.

Một bộ phận quan trọng khác cũng rất cơ bản, quan trọng khác được nghiên cứu là văn hóa vật thể của văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC. Loại văn hóa này được thể hiên dưới những hình thức vật chất cụ

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 87 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)