Công tác thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 74 - 76)

phán Tòa án nhân dân tối cao

Điều 17 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 quy định: "Thẩm phán có thang bậc lương riêng, được hưởng phụ cấp trách

nhiệm và các phụ cấp khác do pháp luật quy định" [24].

Nhìn chung, trong những năm qua ngành Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân tối cao nói riêng đã bảo đảm thực hiện đúng, kịp thời chế độ tiền lương và các loại phụ cấp khác như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên công tác, chế độ bồi dưỡng phiên tòa, chế độ trang phục... đối với đội ngũ Thẩm phán. Các điều kiện làm việc cũng được từng bước cải thiện tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động của Tòa án nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng. Tuy nhiên, so với các thang lương của cán bộ, công chức khác thì thang bậc lương cũng như chế độ phụ cấp của Thẩm phán cũng còn nhiều bất cập, chưa phản ánh tính chất ưu đãi đối với đội ngũ công chức đặc biệt này. Cụ thể:

- Tiền lương: cán bộ, công chức ngành Toà án được xếp vào Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, cụ thể là:

+ Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được xếp cùng nhóm với Thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án; chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức hành chính tương đương khác (công chức A3.1);

+ Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh (Thẩm phán trung cấp) được xếp cùng nhóm với Thẩm tra viên chính ngành Toà án; chuyên viên chính và các ngạch công chức hành chính tương đương khác (công chức A2.1);

70

+ Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện (Thẩm phán sơ cấp) được xếp cùng nhóm với Thư ký Toà án, Thẩm tra viên ngành Toà án; chuyên viên và các ngạch công chức hành chính tương đương khác (công chức A1);

+ Thẩm phán và các chức danh khác của Tòa án quân sự hưởng lương theo chế độ quân hàm trong quân đội [17].

Ngoài tiền lương như đã nêu trên, Thẩm phán còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm:

Từ ngày 01-10-2004 Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm là 20%; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh (Thẩm phán trung cấp) là 25%; Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện (Thẩm phán sơ cấp) là 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Thẩm phán các Tòa án quân sự hưởng phụ cấp trách nhiệm là 15%; các chức danh khác hưởng phụ cấp trách nhiệm là 10% [17].

Phụ cấp thâm niên nghề nghiệp của Thẩm phán được hưởng:

Từ ngày 01-01-2009 thì các chức danh Thẩm phán được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề, cụ thể: cán bộ, công chức có thời gian làm việc đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1% [17].

71

Chương 3

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 74 - 76)