Quan điểm chung về phƣơng hƣớng xây dựng văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 76 - 83)

luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính

Có thể nói, hài hoà hoá các giá trị văn hoá pháp luật trong điều kiện hội nhập với thế giới là mục đích, yêu cầu khách quan thực tế đối với của chúng ta. Việc cân đối giữa “cái ta đã có” để kết hợp với “cái ta đã cần” nhằm tạo nên diện mạo mới của nền văn hoá pháp lý nước nhà được coi là nội dung cốt yếu nhất của phương hướng xây dựng nền văn hoá pháp luật Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất: Vấn đề bảo vệ, phát triển văn hoá pháp luật dân tộc: Không

có dân tộc nào đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc mình kể cả áp lực của toàn cầu hoá diễn ra toàn diện và nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu một chiều bảo thủ văn hoá dân tộc, không mở cửa đón nhận các giá trị văn hoá nói chung, văn hoá pháp luật nói riêng chúng ta sẽ trở thành ốc đảo trong thế giới văn minh và thua kém, tụt hậu là điều không tránh khỏi. Về phương diện lý luận, mục tiêu tối thượng của xây dựng nền văn hóa nói chung là nhằm tạo ra hai nhân tố môi trường văn hoá và con người văn hoá. Hai nhân tố này tác động biện chứng lẫn nhau trong đó nhân tố con người là quyết định. Xây dựng nền văn hoá pháp luật không thể không xây dựng những con người có văn hoá pháp luật, học vấn pháp luật. Mặt khác, do văn hoá pháp luật chỉ có thể xuất hiện trên cơ sở ý thức pháp luật và sự nhận thức về các giá trị xã hội của pháp luật, do đó vai trò của hệ tư tưởng pháp luật và thái độ tâm lý pháp luật của các chủ thể trước xử sự thực tế của họ là cực kỳ quan trọng. Muốn vậy, điều căn bản là cần phải xây dựng được một hệ tư tưởng pháp luật mang tính đặc thù Việt

72

Nam. Hệ tư tưởng pháp luật là nguyên lý, tư tưởng, quan điểm thể hiện bản chất, phương pháp luận khách quan, ý thức hệ giai cấp trong pháp luật (hay thông qua pháp luật). Hệ tư tưởng pháp lý đóng vai trò chỉ đạo xử sự thực tiễn của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật chính là hình thức phản ánh diện mạo văn hoá pháp luật trên thực tế. Hệ tư tưởng pháp lý Việt Nam phải là sự kết hợp giữa các nguyên lý về pháp luật và pháp luật xã hội chủ nghĩa với truyền thống lý luận-lịch sử pháp luật Việt Nam. Đó phải là sự kết hợp hài hoà giữa quan điểm Mác xít về pháp luật và các giá trị xã hội của pháp luật với quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về pháp luật. Hệ tư tưởng pháp luật đó được xây dựng trên hệ thống nguồn pháp luật đa dạng phải thể hiện đường lối chính sách của Đảng ở mỗi giai đoạn và sự thừa nhận các chuẩn mực đạo đức, tập quán ưu việt, truyền thống. Đồng thời với quá trình nâng cao sự hiểu biết pháp luật cần khơi dậy yếu tố truyền thống và các giá trị đạo đức, lịch sử cội nguồn của dân tộc nhằm góp phần hình thành động cơ hành vi lành mạnh, hợp pháp, thái độ tâm lý pháp luật đúng đắn, tích cực trong ý thức của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật thực tế. Tuy nhiên, cần nhận diện từng góc độ, biểu hiện cụ thể của văn hoá pháp luật mà hình thành các giải pháp cho phù hợp.

Thứ hai: Vấn đề tiếp nhận các giá trị văn hoá pháp luật nhân loại: Toàn

cầu hoá, hợp tác và cạnh tranh là xu thế khách quan trong thập kỷ này và những thập kỷ tới. Quan điểm chủ động hội nhập cần được quán triệt sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, tổ chức thực hiện, bảo vệ pháp luật và tiếp nhận các giá trị văn hoá pháp luật. Đây là một thực tế khách quan bởi văn hoá luôn có tính phổ biến, đó là sản phẩm của nhân loại, chúng ta không thể khép kín để từ chối các giá trị, loại hình văn hoá nhân loại. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức không nhỏ, bởi lẽ toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ nhanh trên tất cả các lĩnh vực trong lúc chúng ta chưa chuẩn bị đủ (và không thể đủ do

73

khoảng cách quá lớn) các điều kiện cần thiết để tiếp nhận các nội dung toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá sẽ tạo nên một sức ép lớn về kinh tế, thương mại, nhất là khi chúng ta tham gia WTO. Và nếu không đủ điều kiện cần thiết cho sự tiếp nhận hoặc tiếp nhận một cách nửa vời thì toàn cầu hoá đối với kinh tế, xã hội nước ta không mang tính tích cực. Cùng với quá trình đó, toàn cầu hoá sẽ làm biến đổi thang giá trị pháp lý, xã hội từ lâu đã được chấp nhận ở nước ta, mặc dù có những hạn chế nhất định. Điều này cũng có nghĩa là các giá trị văn hoá pháp luật được chuyển tải thông qua các nội dung, hoạt động của quá trình toàn cầu hoá sẽ thâm nhập nước ta không trọn vẹn, méo mó, khó được chấp nhận có tính phổ biến. Trong lúc đó, xu thế toàn cầu hoá là xu thế của phát triển, tiến bộ và đa dạng mà nhân loại đang đi. Cần nhìn nhận đúng nội dung, yêu cầu, đặc điểm và những thuận lợi, khó khăn cũng như thách thức của đất nước để có lộ trình hoà nhập hợp lý nhằm tiếp nhận các giá trị văn minh pháp lý của nhân loại. Điều đó đòi hỏi sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị của các nền văn hoá pháp luật trên thế giới, với phương châm hội nhập nhưng không hoà tan, đồng thời mở rộng sự giao lưu với các nền văn hoá khác dưới nhiều hình thức. Nâng cao sự hiểu biết pháp luật và khả năng ứng xử trước các tình huống pháp luật thực tế đối với mọi chủ thể nhằm thích ứng kịp với văn minh của lối sống mới - lối sống theo pháp luật. Đồng thời gạt bỏ tư tưởng coi trọng lối sống đức trị, nhân trị hạ thấp vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội.

3.2. Phƣơng hƣớng phát huy các giá trị của văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính

Trên thế giới, tùy vào chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, truyền thống pháp lý, nền tư pháp và nhu cầu dịch vụ pháp lý… của từng quốc gia, từng khu vực mà có sự khác nhau về thiết chế tư pháp, vị thế, vai trò của Thẩm phán, Luật sư, các chức danh tư pháp và các bên tham gia tố tụng. Tuy nhiên,

74

là một nhân tố tích cực và vô cùng quan trọng của trào lưu giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, hoạt động vì con người … nên có những giá trị chung, phổ quát về vị thế, vai trò của Luật sư. Vị thế vai trò được thừa nhận chung của Luật sư là bảo vệ, bảo đảm công lý; bảo vệ con người với những giá trị cao đẹp của nó. Hoạt động của Luật sư góp phần đắc lực duy trì trật tự và phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội…

Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư được thể hiện dưới nhiều hình thức như tư vấn, bào chữa, bảo vệ cho bị can, bị cáo, các đương sự… đại diện bảo vệ cho cá nhân, tổ chức…

Bên cạnh những giá trị chung về vị thế và vai trò như vậy việc tôn trọng và thừa nhận chúng trong từng Quốc gia và khu vực là không đồng nhất. Sự không đồng nhất trước hết bị chi phối bởi chế độ tư pháp. Có hai loại tư pháp chủ yếu hiện nay có vai trò ảnh hưởng tích cực và to lớn đến văn hóa pháp luật nói chung, văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực TTHC nói riêng là nền tư pháp tranh tụng và nền tư pháp thẩm vấn (truy xét, xét hỏi…), ngoài ra còn có nền tư pháp XHCN, tư pháp Hồi giáo (chỉ có tồn tại trong một số ít Quốc gia)

+ Tư pháp tranh tụng là loại tư pháp phổ biến, được đại đa số các nước trên thế giới áp dụng. Trong nền tư pháp tranh tụng có nhiều bộ phận, yếu tố tham gia tố tụng mang tính đối trọng, kiểm tra, giám sát và phản biện nhau. Các bộ phận, yếu tố đó hoạt động tranh tụng trên cơ sở lấy tòa án làm trọng tâm và vừa là trọng tài giữ “cán cân công lý”. Thẩm phán là trọng tài khách quan, không nghiêng về bất cứ bên nào, là người giữ cân để đo sức nặng của lý lẽ và chứng cứ… mà các bên đối tụng đưa ra. Giá trị của lý lẽ và chứng cứ được đánh giá trên cơ sở các nấc thang và chuẩn mực pháp lý trong đó pháp luật phải phù hợp với lẽ tự nhiên, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.

75

ưu việt nhất so với các loại tư pháp khác. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế và tiến bộ xã hội… nền tư pháp tranh tụng đang ngày càng phát huy vai trò tích cực của nó, một nền tư pháp tranh tụng hiện đại đã và đang là môi trường pháp lý cực kỳ quan trọng, bảo đảm cho vị thế cao quý và vai trò của Luật sư là bảo đảm công lý, bảo vệ quyền, tự do … cho con người, cho Xã hội.

Ở những nước có nền tư pháp tranh tụng, sự tham gia tố tụng của Luật sư được xem như là một đòi hỏi khách quan, một nhu cầu dịch vụ pháp lý thiết yếu của nhà nước của xã hội và của mọi công dân. Trong điều kiện như vậy, vị thế của Luật sư được tôn vinh, được coi là nghề cao quý và danh giá nhất. Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư luôn luôn được bảo đảm bằng pháp luật và được thực thi bằng các hoạt động, các biện pháp cụ thể của cơ quan nhà nước, của hệ thống công vụ và đội ngũ công chức. Luật sư hành nghề độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối và chịu sức ép từ phía cơ quan nhà nước. Trái lại, cơ quan nhà nước, tòa án… muốn giải quyết, muốn xét xử một vụ việc, nhất là vụ án hình sự thì bắt buộc phải có sự tham gia của Luật sư. Trong xét xử các vụ án, nếu không có sự tham gia của Luật sư thì các hoạt động công vụ coi như không có ý nghĩa, các phán quyết của tòa án sẽ không được tôn trọng, không có giá trị thi hành và phải bị bãi bỏ. Sự tham gia như vậy của Luật sư được xem như là một biện pháp cơ bản và hữu hiệu nhất để bảo vệ công lý, bảo vệ tự do, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức.

Thực tế ở những nước có nền tư pháp tranh tụng cho thấy trật tự pháp lý luôn được tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh. An toàn xã hội và an ninh cho cá nhân luôn luôn được bảo đảm. Hoạt động công vụ của bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức là trong sáng, minh bạch và khách quan…

Thực tiễn trên cũng cho thấy, ngoài các giá trị của một xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền thì sự tham gia của luật sư vào các giao dịch, vào quá trình xem xét giải quyết công việc, xét xử các vụ án kể cả án hành chính của

76

bộ máy nhà nước, của tòa án là một bảo đảm khách quan và hiện thực nhất. Nó nói lên vị thế và vai trò không thể thiếu của Luật sư trong một xã hội phát triển, văn minh và hiện đại.

+ Tư pháp thẩm vấn là loại tư pháp luôn đề cao vai trò và thẩm quyền của bộ máy nhà nước. Ưu quyền trong giải quyết tranh chấp, giải quyết vụ án … luôn thuộc về các cơ quan nhà nước, cơ quan tư pháp. Trong tư pháp thẩm vấn, cơ chế tranh tụng hầu như bị loại bỏ, có chăng sự tranh tụng chỉ là kịch tính mang ý nghĩa hình thức, chỉ tô vẽ thêm cho các quyết định, các phán quyết của cơ quan tư pháp.

Trong điều kiện như vậy thì vai trò của Luật sư là hết sức mờ nhạt và không cần thiết. Giá trị và sự bảo đảm công lý trong quá trình tố tụng hoàn toàn phụ thuộc vào quyền quyết định của cơ quan tư pháp, của Thẩm phán và công chức tư pháp. Thông thường, ở các nước thực thi nền tư pháp thẩm vấn đều có nền kinh tế chậm hoặc đang phát triển, tự do và tiến bộ xã hội còn ở mức thấp. Ở những nước này vẫn còn tình trạng bất bình đẳng, thiếu công bằng trước pháp luật, hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước, của công chức còn tùy tiện. Hệ thống pháp luật của những nước này thường đề cao và ngày càng mở rộng thẩm quyền của cơ quan nhà nước của bộ máy tư pháp, của tòa án…

Với một nền tư pháp như vậy, rõ ràng là vị thế và vai trò của Luật sư không được bảo đảm, nghề luật sư không được tôn trọng. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay chỉ còn một số ít nước duy trì chế độ tư pháp này.

+ Tư pháp XHCN. Trước đây có cả một hệ thống các nước XHCN, các nước này theo chế độ tập quyền nhà nước XHCN (quyền lực nhà nước là tập trung, không phân chia nhưng có sự phân công và phối hợp trong quá trình thực thi ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp giữa các cơ quan nhà nước…), hiện nay cũng chỉ còn lại một vài nước.

77

Nhìn bề ngoài, tư pháp XHCN giống như tư pháp thẩm vấn nhưng có sự khác biệt về bản chất. Tư pháp XHCN mang bản chất của nhà nước và pháp luật XHCN. Tuy nhiên, do đề cao vai trò trách nhiệm của cơ quan nhà nước trên cơ sở coi trọng quyền của bộ máy nhà nước, của cơ quan tư pháp… nếu không có cơ chế, thiết chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, khoa học thì sẽ dễ dàng rơi vào quỹ đạo của nền tư pháp thẩm vấn. Ở những nước có nền tư pháp XHCN, vai trò của luật sư chủ yếu được thể hiện ở hoạt động tư vấn pháp luật và tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Ở Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương cải cách tư pháp theo hướng tranh tụng. Nghị quyết số 08 – NQ/TW của Bộ Chính trị BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 02 - 01 – 2002 nêu rõ: “Khi xét xử, các tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan;…; việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ

yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa…” [3].

Việc cải cách tư pháp theo hướng tranh tụng như vậy, một mặt từng bước làm cho nền tư pháp trong sạch, vững mạnh; một nền tư pháp ưu việt phù hợp với xu hướng phát triển và tiến bộ của thời đại… mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của Luật sư qua đó nhằm nâng cao vị thế vai trò của luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý nói chung và trong quá trình khiếu kiện hành chính nói riêng.

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và đề cao vai trò của văn hóa, chú ý phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, với củng cố bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI, một mặt Đảng ta tiếp tục khẳng định đường lối phát triển nền văn hóa theo cương lĩnh của Đảng đồng, thời xác định rõ những mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát huy các giá trị với bốn nội dung cụ thể như sau:

78

- Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú và đa dạng;

- Phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật, bảo tồn, phát huy các di sản

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật của thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)