Một số nhận xét về thực trạng xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ

Một phần của tài liệu Quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội (Trang 71)

5. Nội dung của Đề tài và các vấn đề cần giải quyết

2.3.5. Một số nhận xét về thực trạng xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ

tại kỳ họp Quốc hội.

Sau khi Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoạt động xem xét, thông qua luật tại kỳ họp Quốc hội ngày càng đi vào nề nếp và trở nên thiết thực, có hiệu quả hơn. Với quy trình, thủ tục mới về việc xem xét, thông qua dự án luật, các đại biểu Quốc hội đã có nhiều điều kiện hơn trong việc xem xét, thảo luận, cho ý kiến về dự án và quyết định việc biểu quyết thông qua hay không thông qua dự thảo luật. Các cơ quan, tổ chức hữu quan cũng đã có nhiều cố gắng trong

Quốc hội đã xem xét, thông qua đƣợc nhiều luật góp phần tích cực vào việc phục vụ đổi mới cơ cấu kinh tế, từng bƣớc đổi mới hệ thống chính trị, bảo vệ và phát huy quyền làm chủ của công dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tiếp đó Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 ra đời với một số cải tiến về quy trình xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội. Tổng kết hoạt động lập pháp trong nhiệm kỳ khóa XI, XII (qua năm kỳ họp) có thể thấy quy trình lập pháp “hai bƣớc” theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đƣợc áp dụng khá hiệu quả, các quy định này có nhiều ƣu điểm mang lại hiệu quả cao cho việc xem xét, thông qua dự án luật. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một cách khách quan, nhiều quy định hiện hành vẫn còn có nhiều bất cập cần phải đổi mới. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, chƣa thực hiện đƣợc việc biểu quyết những nội dung cơ bản

của dự thảo luật trong lần thảo luận đầu tiên để làm cơ sở cho việc chỉnh lý. Nguyên nhân là do các dự án luật đƣợc trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến chƣa có sự chuẩn bị tốt; tài liệu về dự án luật đƣợc gửi cho Uỷ ban thẩm tra, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và cho đại biểu Quốc hội chậm so với thời gian luật quy định, nên Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội cũng nhƣ các cơ quan hữu quan của Quốc hội chƣa có điều kiện nghiên cứu kỹ dự án luật. Việc trình Quốc hội biểu quyết những nội dung cơ bản của dự án trong khi Quốc hội mới chỉ thảo luận về dự án luật trong một thời gian ngắn tại kỳ họp khó có thể bảo đảm cho việc quyết định của Quốc hội đƣợc chính xác;

Thứ hai, hình thức lấy Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về các nội

dung quan trọng còn có ý kiến khác nhau của dự án luật làm căn cứ để chỉnh lý dự thảo luật là một phƣơng pháp rất có hiệu quả tuy nhiên vấn đề này không đƣợc quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới đƣợc quy định trong Nội quy kỳ họp Quốc hội;

Thứ ba, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tọa phiên họp mới chỉ quy định

chung trong Nội quy kỳ họp Quốc hội, chƣa tạo căn cứ pháp lý cho Chủ toạ có thể điều hành phiên họp thảo luận, thông qua luật một cách có hiệu quả;

Thứ tư, quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp vẫn

còn nhiều trùng lặp gây lãng phí. Cách thức thảo luận tại các cuộc họp tổ, phiên họp toàn thể vẫn chƣa đƣợc xác định rõ nên hình thức tƣơng đối giống nhau;

Thứ năm, chƣa phát huy đƣợc hết vai trò của Hội đồng dân tộc, Ủy ban

của Quốc hội trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự án;

Thứ sáu, một số quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các nội quy, quy chế hoạt động của các cơ quan của Quốc hội về quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp còn mâu thuẫn;

Thứ bảy, việc gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội, hồ sơ dự án còn chƣa

đáp ứng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc cung cấp thông tin, tƣ liệu liên quan đến các dự án luật tuy đã có nhiều cố gắng nhƣng còn chƣa kịp thời, đầy đủ nhất là trong điều kiện ngày càng có nhiều dự án luật có nội dung phức tạp với phạm vi điều chỉnh rộng cần đƣợc xem xét, thông qua tại kỳ họp Quốc hội. Công tác tập hợp, tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý văn bản còn thiếu sót chƣa đầy đủ.

Chương 3

GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐỔI MỚI QUY TRÌNH, THỦ TỤC XEM XÉT, THÔNG QUA DỰ ÁN LUẬT

TẠI KỲ HỌP QUỐC HỘI

3.1. Sự cần thiết của việc đổi mới quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội

Hiến pháp 1992 khẳng định “Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa”. Xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính là xây dựng một Nhà nƣớc thực sự của dân, do dân và vì dân, dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nƣớc, bảo đảm sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện 3 quyền lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, có cơ chế an toàn và hiệu quả ngăn chặn mọi sự lạm quyền, vi phạm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tổ chức và hoạt động của Nhà nƣớc phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật, bảo đảm pháp luật, trƣớc hết là Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối cao; pháp luật có tính khách quan, nhân đạo, công bằng, tất cả vì lợi ích chính đáng của con ngƣời, Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp luật vì con ngƣời.

Thực tế cho thấy, mặc dù đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ song hệ thống pháp luật hiện hành của nƣớc ta vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội, yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, xây dựng và phát triển kinh tế thị trƣờng, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Điều đó đƣợc thể hiện: hệ thống pháp luật vẫn còn thiếu toàn diện, chƣa đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo. Đây là một sự thiếu hụt mà muốn khắc phục phải giải quyết

nhiều vấn đề, trong đó tăng cƣờng hoạt động lập pháp của Quốc hội là một trong những yêu cầu cấp thiết.

Hoạt động lập pháp của Quốc hội cần phải đƣợc nâng cao hơn nữa về chất lƣợng để không chỉ tạo ra các đạo luật có chất lƣợng cao mà còn phải tạo ra một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất, đồng bộ điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội quan trọng và cơ bản đang có những sự thay đổi hoặc đã, đang và sẽ phát sinh trong thời kỳ đổi mới. Việc nâng cao chất lƣợng và số lƣợng các đạo luật là cơ sở, là điều kiện quan trọng cho việc tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, không ngừng nâng cao vị trí của cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân.

Tăng cƣờng hoạt động lập pháp của Quốc hội, phục vụ kịp thời công cuộc đổi mới toàn diện của đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thể không chú trọng đến việc tiếp tục đổi mới quy trình, thủ tục trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, trong đó có quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội, một bƣớc quan trọng trong quy trình, thủ tục lập pháp.

Đổi mới quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội theo hƣớng khoa học, hiệu quả, khả thi giúp hoạt động xem xét, thông qua luật diễn ra một cách chất lƣợng, thuận tiện, nhanh chóng; các quyết định về chính sách pháp luật của Quốc hội đƣợc cân nhắc, thảo luận kỹ lƣỡng, bảo đảm tính dân chủ, bình đẳng, minh bạch, công khai; các chủ thể tham gia vào quy trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh có điều kiện chủ động triển khai, sắp xếp công việc của mình một cách hiệu quả..., từ đó góp phần nâng cao

chất lƣợng, hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản pháp luật, bảo đảm sự phù hợp giữa các quy định của luật với thực tiễn cuộc sống.

Một phần của tài liệu Quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)