5. Nội dung của Đề tài và các vấn đề cần giải quyết
2.2.4. Biểu quyết thông qua dự thảo luật
Đây là bƣớc cuối cùng của quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội. Trong trƣờng hợp vẫn còn những vấn đề có ý kiến khác nhau thì Quốc hội biểu quyết về những vấn đề đó theo đề nghị của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội trƣớc khi biểu quyết thông qua dự thảo luật.
Đối với dự án thông qua theo quy trình tại một kỳ họp, việc biểu quyết thông qua đƣợc thực hiện ngay tại kỳ họp đó sau khi Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu. Đối với dự án thông qua tại hai kỳ họp, việc biểu quyết đƣợc thực hiện tại kỳ họp thứ 2.
Dự thảo luật đƣợc thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Cách thức biểu quyết đƣợc quy định cụ thể tại Nội quy kỳ họp Quốc hội, theo đó trƣớc khi biểu quyết, Chủ toạ phiên họp phải nêu rõ nội dung vấn đề cần biểu quyết. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết. Đại biểu Quốc hội không biểu quyết thay cho đại biểu Quốc hội khác. Quốc hội có thể biểu quyết bằng một trong các hình thức: biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử; biểu quyết
bằng bỏ phiếu kín; hoặc biểu quyết bằng giơ tay. Trong trƣờng hợp cần biểu quyết lại một vấn đề đã đƣợc Quốc hội biểu quyết thông qua thì Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình dự án trình Quốc hội xem xét, quyết định việc biểu quyết lại.
Trong trƣờng hợp dự thảo chƣa đƣợc thông qua hoặc mới đƣợc thông qua một phần thì đối với dự án đƣợc xem xét, thông qua tại một kỳ họp việc chỉnh lý và thông qua trong thời gian giữa hai kỳ họp và kỳ họp tiếp theo đƣợc thực hiện nhƣ dự án đƣợc xem xét, thông qua tại hai kỳ họp; đối với dự án đƣợc xem xét, thông qua tại hai kỳ họp thì việc xem xét thông qua tại kỳ họp tiếp theo (kỳ họp thứ 3) do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội.
Một trong những điểm mới của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 so với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 là Luật bổ sung quy định về trình tự, thủ tục rút gọn trong hoạt động lập pháp (Chƣơng VIII). Theo đó, trong trƣờng hợp khẩn cấp hoặc cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới đƣợc ban hành thì việc xây dựng, ban hành luật của Quốc hội có thể đƣợc thực hiện theo trình tự, thủ tục rút gọn. Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội trình Quốc hội việc xây dựng, ban hành luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Đối với văn bản quy phạm pháp luật đƣợc xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn thì cơ quan chủ trì soạn thảo không nhất thiết phải thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập để soạn thảo mà có thể trực tiếp tổ chức việc soạn thảo; cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản; cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định dự thảo văn bản ngay sau khi nhận đƣợc hồ sơ thẩm định; cơ quan thẩm tra có trách nhiệm
pháp lý quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật theo trình, thủ tục rút gọn tƣơng tự quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại một kỳ họp Quốc hội. Giữa hai quy trình này chỉ khác nhau về hồ sơ trình dự án theo đó, hồ sơ dự án theo quy trình, thủ tục rút gọn đơn giản hơn rất nhiều so với các dự án đƣợc trình theo thủ tục thông thƣờng. Hồ sơ chỉ gồm Tờ trình về dự án, dự thảo luật, báo cáo thẩm tra.