Quy định của pháp luật hiện hành về quy trình, thủ tục xem xét, thông

Một phần của tài liệu Quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội (Trang 42)

5. Nội dung của Đề tài và các vấn đề cần giải quyết

2.2.Quy định của pháp luật hiện hành về quy trình, thủ tục xem xét, thông

thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội

Hiện nay quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội đƣợc quy định trong Hiến pháp 1992 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2001), Luật tổ chức Quốc hội năm 2002 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2007), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 2002, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội năm 2004, Quy chế hoạt động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội năm 2004, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2002.

Theo quy định của các văn bản này, một dự án luật trình Quốc hội có thể là một dự án luật mới, dự án luật sửa đổi luật hiện hành, dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật hiện hành hoặc một dự án luật sửa đổi, bổ sung một số luật hiện hành. Việc xem xét, thông qua luật có thể đƣợc tiến hành tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội tuỳ theo tính chất và nội dung của dự

án luật. Thông thƣờng, đối với những dự án luật lớn, có nội dung phức tạp và còn có ý kiến khác nhau thì Quốc hội xem xét, thông qua tại hai kỳ họp; đối với những dự án luật đơn giản hoặc chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều thì Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp. Dự án nào cần đƣợc thông qua tại một hoặc hai kỳ họp Quốc hội do Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội dự kiến và trình Quốc hội quyết định (đƣợc thể hiện trong việc dự kiến chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm và đƣợc cụ thể hoá trong dự kiến chƣơng trình kỳ họp Quốc hội); Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội trình Quốc hội việc xây dựng và ban hành dự án theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Theo quy định của văn Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Hồ sơ dự án luật đƣợc trình trong lần trình đầu tiên gồm có Tờ trình Quốc hội về dự án; dự thảo văn bản; Bản thuyết minh chi tiết về dự án, dự thảo và báo cáo đánh giá tác động của dự thảo văn bản; Báo cáo thẩm định đối với dự án do Chính phủ trình, ý kiến của Chính phủ đối với dự án không do Chính phủ trình; bản tổng hợp ý kiến góp ý về dự án; Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án; tài liệu khác (nếu có) (Điều 42 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Trƣớc phiên họp biểu quyết thông qua, hồ sơ dự án luật đƣợc gửi đại biểu Quốc hội gồm Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và dự thảo đã đƣợc chỉnh lý. Theo quy định của Nội quy kỳ họp Quốc hội, trƣớc kỳ họp 20 ngày, tài liệu về dự án luật phải đƣợc gửi đến đại biểu Quốc hội.

Một dự án luật đƣợc xem xét, thông qua tại một hoặc hai kỳ họp, với hình thức ban hành luật mới, sửa đổi, bổ sung luật hiện hành thì vẫn có những điểm giống nhau về trình tự và thủ tục cơ bản trong việc xem xét, thông qua dự án luật. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Quy trình, thủ tục xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội (Trang 42)